Home / Trường Sa-bát / Những Lúc Mất Mát Người Thân Yêu (Bài Học 9, 25 Tháng 5 – 31 Tháng 5, 2019)

Những Lúc Mất Mát Người Thân Yêu (Bài Học 9, 25 Tháng 5 – 31 Tháng 5, 2019)

CÂU GỐC: “Tôi cũng coi hết thảy mọi sự như là sự lỗ, vì sự nhận biết Đức Chúa Jêsus Christ là quí hơn hết, Ngài là Chúa tôi, và tôi vì Ngài mà liều bỏ mọi điều lợi đó. Thật, tôi xem những điều đó như rơm rác, hầu cho được Đấng Christ” (Phi-líp 3:8).

KINH THÁNH NGHIÊN CỨU: Mác 5:22–24, 35–43; 1 Phi-e-rơ 5:6, 7; Sáng thế Ký 37:17–28; Lu-ca 16:13, Rô-ma 6:16; 1 Cô-rinh-tô 15:26.

Giây phút A-đam và Ê-va ăn trái của cây biết điều thiện và điều ác, họ tức thì từng trải những mất mát, mất mát của sự ngây thơ và trong trắng. Sự ngây thơ mất đi mà thay vào đó là lòng ích kỷ, nghĩ đến bản thân mình trước hết, đổ lỗi cho người khác và thêm một tấm lòng muốn thống trị người khác.

Ngay sau khi sự Sa Ngã, họ chứng kiến sự chết của một mạng sống, ấy là khi họ được ban cho áo bằng da cừu để che đậy sự lõa lồ của họ. Họ bị cấm không được đến gần cây sự sống là cây có trái làm họ trường sinh bất tử, họ cũng bị mất khu vườn kỳ diệu là nhà họ đã ở, và rồi nhiều năm sau đó, họ mất đứa con trai của họ là A-bên, bị giết bởi chính anh của mình là Ca-in, con trai đầu lòng của vợ chồng A-đam và Ê-va! Và đến cuối cuộc đời, họ mất đi người bạn đời mà họ đã kề cận bên nhau cả cuộc đời. Bao nhiêu là điều mất mát đến chỉ vì một quyết định lầm lỡ.

Phải, chúng ta thảy đều biết sự thật của đời sống, các nỗi đau, điều mất mát, và nhiều người trong chúng ta đã từng cảm thấu điều đau đớn ấy khi chính người thân yêu của chúng qua đời. Vì gia đình là nơi chúng ta có những liên hệ mật thiết, ân cần nhất, nên sự mất mát, dưới nhiều thể dạng, của người thân trong gia đình là điều làm chúng ta đau khổ nhất.

Tuần nầy, chúng ta sẽ tiếp tục nhìn vào đời sống gia đình, chúng ta sẽ nhìn vào những sự mất mát ảnh hưởng thế nào trong đời sống chúng ta.

Xem / Tải về toàn bộ bài học theo liên kết sau đây:

Check Also

Cuộc Khủng Hoảng Về Danh Tánh (Bài Học 1, 26 Tháng 12 – 1 Tháng 1, 2021)

CÂU GỐC: “Bây giờ hãy đến, cho chúng ta biện luận cùng nhau. Dầu tội …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *