Home / Trường Sa-bát / Đoạn Kết (Bài Số 1, 24 Tháng 9 – 30 Tháng 9)

Đoạn Kết (Bài Số 1, 24 Tháng 9 – 30 Tháng 9)

CÂU GỐC: “Đức Chúa Giê-su phán rằng: Ta là sự sống lại và sự sống; kẻ nào tin ta thì sẽ sống, mặc dầu đã chết rồi” (Giăng 11:25).

ĐỌC KINH THÁNH NGHIÊN CỨU TUẦN NÀY: Gióp 42:10-17; Sáng thế Ký 4:8; Ma-thi-ơ 14:10; I Cô-rinh-tô 4:5; Đa-ni-ên 2:44; Gióp 14:14, 15.

Trong các lớp học viết, học sinh được dạy về tầm quan trọng của lối kết thúc một câu chuyện, nhất là tiểu thuyết, loại văn cần có đoạn kết thỏa mãn người đọc. Nhưng ngay cả trong các câu chuyện thật, một kết cuộc hay và đầy thỏa mãn cũng rất quan trọng không những cho người đọc mà nhất là cho người trong cuộc.

Còn đối với các câu chuyện về chính cuộc đời của chúng ta thì đoạn cuối nên như thế nào? Cuộc đời chúng ta không phải là những câu chuyện hư cấu nằm trên trang sách hoặc trong kịch bản của phim ảnh, nhưng được thể hiện qua thịt và máu trong đời sống thật. So với tiểu thuyết, đoạn kết của các chuyện hiện thực như vậy có thu về một mối các ý tản mạn để tạo được một kết cục đắc ý hay không?

Tuy nhiên làm sao các câu chuyện thật (không hư cấu) có thể chấm dứt một cách tốt đẹp được, nếu tất cả các câu chuyện ấy đều luôn kết thúc bằng cái chết nghiệt ngã, là một điều không thể nào xem là tốt đẹp được, và luôn là chiếc bóng đầy hăm dọa ám ảnh con người? Gọi là “một kết cục hạnh phúc”, nhưng từ lúc nào sự chết được xem là hạnh phúc?

Sự thật phũ phàng về cái chết cũng là sự thật của câu chuyện cuộc đời ông Gióp, vì tuy đoạn cuối rất hạnh phúc, trái ngược hẳn tất cả các truân chuyên trong đoạn đầu, nhưng câu chuyện vẫn không thực sự hoàn toàn hạnh phúc, vì cũng đã kết thúc với vành khăn tang.

Tuần này, khi bắt đầu nghiên cứu sách Gióp, chúng ta sẽ khởi sự từ phần cuối, bởi vì phần ấy nêu lên nhiều câu hỏi, cũng là những nghi vấn áp dụng cho chính đoạn kết của cuộc đời chúng ta.

Xem / Tải về bài học theo liên kết sau đây:
=> Đoạn Kết (Bài Số 1, 24 Tháng 9 – 30 Tháng 9)

Check Also

Cuộc Khủng Hoảng Về Danh Tánh (Bài Học 1, 26 Tháng 12 – 1 Tháng 1, 2021)

CÂU GỐC: “Bây giờ hãy đến, cho chúng ta biện luận cùng nhau. Dầu tội …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *