Home / Trường Sa-bát / Làm Quen Với Phi-e-rơ (Bài Học 1, 25 Tháng 3 – 31 Tháng 3)

Làm Quen Với Phi-e-rơ (Bài Học 1, 25 Tháng 3 – 31 Tháng 3)

CÂU GỐC: “Song khi thấy gió thổi, thì Phi -e-rơ sợ hãi, hòng sụp xuống nước, bèn la lên rằng: Chúa ơn, xin cứu lấy tôi! Tức thì Đức Chúa Giê-su giơ tay ra nắm lấy người, mà nói rằng: Hỡi người ít đức tin, sao ngươi hồ nghi làm vậy?” (Ma-thi-ơ 14:30, 31).

Đọc Kinh Thánh Tuần Nầy: Lu-ca 5:1–11; Ma-thi-ơ 16:13–17; Ma-thi-ơ 14:22–33; Lu-ca 22:31–33, 54–62; Ga-la-ti 2:11–14.

Phi-e-rơ là tác giả hai sách trong Kinh Thánh mang tên của ông (1 và 2 Phi-e-rơ). Ông là một trong những môn đệ đầu tiên của Đức Chúa Giê-su; ông đi theo Chúa suốt cuộc đời hành đạo của Ngài; và ông là một trong những môn đồ đầu tiên nhìn thấy ngôi mộ trống không. Như vậy Phi-e-rơ có cả một kinh nghiệm sâu xa, và được soi dẫn bởi Đức Thánh Linh để viết xuống hai bức thư đầy quyền năng nầy. “Vả, khi chúng tôi đã làm cho anh em biết quyền phép và sự đến của Đức Chúa Giê-su Christ chúng ta, thì chẳng phải là theo những chuyện khéo đặt để, bèn là chính mắt chúng tôi đã ngó thấy sự oai nghiêm Ngài” (2 Phi-e-rơ 1:16).

Phi-e-rơ xuất hiện nhiều lần trong các sách Phúc Âm, trong chiến thắng cũng như trong thất bại. Ông đã như là người đại diện của các môn đồ để phát biểu ý kiến với Đức Chúa Giê-su. Sau khi Chúa phục sinh và thăng thiên, Phi-e-rơ trở nên một nhà lãnh đạo trong hội thánh đầu tiên. Sách Công vụ các Sứ đồ và thư gởi người Ga-la-ti ghi lại mục vụ của ông.

Quan trọng hơn cả, Phi-e-rơ biết sự vấp phạm là gì, được tha thứ ra sao, và cứ tấn tới trong đức tin với một tấm lòng khiêm nhường. Với những kinh nghiệm của chính đời ông trong con đường theo Chúa, ông biết thế nào là ân điển của Đức Chúa Trời. Lời chứng của Phi-e-rơ là tiếng nói cho hết thảy chúng ta phải nghe nếu chúng ta muốn cảm nhận ân điển ấy như ông.

Xem / Tải về bài học theo liên kết sau đây:
=> Làm Quen Với Phi-e-rơ (Bài Học 1, 25 Tháng 3 – 31 Tháng 3)

Check Also

Cuộc Khủng Hoảng Về Danh Tánh (Bài Học 1, 26 Tháng 12 – 1 Tháng 1, 2021)

CÂU GỐC: “Bây giờ hãy đến, cho chúng ta biện luận cùng nhau. Dầu tội …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *