Home / Dưỡng linh / Lời sống hằng ngày / Kết Quả Của Sự Hoán Cãi (Bài 5 – Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên)

Kết Quả Của Sự Hoán Cãi (Bài 5 – Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên)

BÀI 5. KẾT QUẢ CỦA SỰ HOÁN CÃI

Thường thường Đức Chúa Trời bày tỏ Ngài cho chúng ta một cách nhẹ nhàng. Đôi khi bằng giọng nói êm ái hướng dẫn chúng ta vào con đường ngay chính, hay tiếng nói dai dẳng của lương tâm cáo giác tội lỗi chúng ta. Đôi khi Ngài phải nói lớn tiếng làm chúng ta giật mình. Ngài làm gián đoạn đời sống bình thường của chúng ta. Mọi sự bị đảo lộn. Chúng ta dường như mất hết tất cả. Ngài can thiệp vào đời sống chúng ta cách lạ thường. Việc này đã xảy ra cho vua Nê-bu-cát-nếtsa và cũng có thể xảy ra cho bạn nữa.

Đức Chúa Trời rất kiên nhẫn. Sự nhịn nhục của Ngài được trình bày một cách sống động trong sách Đani-ên qua việc Ngài cố gắng mở lòng Nê-bu-cát-nết-sa. Tuy là người thờ hình tượng nhưng vua dễ cảm nhận được điều công chính, vì thế Đức Chúa Trời có thể dùng vua để trừng phạt những nước bội nghịch. Vua đã chinh phục các nước Ả Rập và Ai Cập. Vua trở về Ba-by-lôn cách chiến thắng với vô số vật cướp được. 2 Nê-bu-cát-nết-sa cũng là một nghệ sĩ tài ba. Vua đã làm Ba-bylôn trở thành một kỳ quan bởi các thành trì kiên cố, bởi đền thờ Bên lộng lẫy và bởi các vườn treo đẹp đẽ. Bao quanh bởi sự chiến thắng quân sự và những lâu đài nguy nga tráng lệ do tay mình làm nên, vua rất kiêu hãnh. Cuối cùng, vua đã đoạt lấy sự vinh quang chỉ thuộc về Đức Chúa Trời.

Vì Chúa hết lòng yêu thương Nê-bu-cát-nết-sa nên Ngài cảnh cáo vua một lần nữa để cứu ông khỏi sự suy sụp. Trong điềm chiêm bao về cây lớn bị đốn, Ngài cho biết hình phạt nếu vua không tỉnh ngộ. Nhưng ông chỉ cảm động trong một thời gian thôi. Không bao lâu, vua lại lên mình kiêu ngạo đến cực điểm. Đứng trên nóc lâu đài cao, hãnh diện về công trình vĩ đại, vua quên rằng mình chỉ là loài thọ tạo, và chỉ là dụng cụ trong tay Đấng Toàn Năng.

ĐIỀM CHIÊM BAO CỦA NÊ-BU-CÁT-NẾT-SA

1. Ai là tác giả của Đa-ni-ên đoạn 4? (Đa-ni-ên 4:1).

a. Đa-ni-ên
b. Vua Đa-vít
c. Vua Nê-bu-cát-nết-sa

Chỉ có đoạn 4 trong sách Đa-ni-ên là không phải do Đa-ni-ên viết. Đây là lời chứng của Nê-bu-cát-nết-sa, là câu chuyện miêu tả thế nào vua đã tìm đến Chúa. Qua những chi tiết buồn thảm trong việc kháng cự lại Đức Chúa Trời, vua đã minh chứng rằng cuối cùng ông đã đầu phục Chúa và đã kinh nghiệm sự thay đổi trong lòng mình.

2. Nê-bu-cát-nết-sa đã làm chứng điều gì? (Đa-ni-ên 4:2, 3).

a. Những dấu lạ và sự lạ của Đức Chúa Trời
b. Ca ngợi Đa-ni-ên
c. Pho tượng

3. Vua truyền gọi ai khi vua chiêm bao lần này? (Đa-ni-ên 4:6).

a. Các bác sĩ
b. Đa-ni-ên
c. Các quân lính

4. Các bác sĩ có thể giải nghĩa được chiêm bao này không? (Đa-ni-ên 4:7).

a. Có
b. Không

Trong đoạn 2, những nhà thông thái không thể kể lại và giải nghĩa được điềm chiêm bao của vua Nê-bu-cát-nết-sa. Bây giờ trong đoạn 4, tuy biết điềm chiêm bao nhưng họ vẫn không thể giải nghĩa được. Với mỗi sự khải thị mới của Chúa, các nhà thông thái càng trở nên ngoan cố và chống lại Ngài.

5. Cuối cùng, ai đến ra mắt vua? (Đa-ni-ên 4:8, 9).

a. A-bết-Nê-gô
b. Sa-đơ-rắc
c. Đa-ni-ên

Một lần nữa, trong quốc gia thờ hình tượng này, Đức Chúa Trời đã ban chứng cớ rằng chỉ có những người yêu mến và kính sợ Chúa mới hiểu được những sự mầu nhiệm của Ngài.

6. Vua đã miêu tả điềm chiêm bao thế nào? (Đa-ni-ên 4:10- 18).

a. Một con thú kỳ lạ
b. Một cây cao to lạ thường
c. Một pho tượng bằng vàng

Vua chiêm bao thấy, ở giữa đất có cây cao lạ thường. Ngọn nó chấm đến trời, và khắp đất đều thấy nó. Có một đấng canh giữ từ trên trời xuống nói rằng: “Hãy đốn cây và chặt nhành nó. Hãy để lại gốc của rễ nó trong đất. Cho người cùng các loài thú chia phần cỏ dưới đất. Người được ban cho lòng thú, và trải qua bảy kỳ trên người”.

7. Tại sao Chúa ban điềm chiêm bao này cho vua? (Đa-ni-ên 4:17).

a. Để làm vua Nê-bu-cát-nết-sa kinh khiếp
b. Để mọi người biết rằng Đấng Rất Cao cai trị các nước
c. Chúa quý trọng Vua Nê-bu-cát-nết-sa hơn Đa-ni-ên

Đức Chúa Trời ban điềm chiêm bao này để cảnh cáo vua. Ngài đã tỏ cho Nê-bu-cát-nết-sa nhiều lần và vua cũng nhận biết Ngài cao hơn các thần tượng. Lần này vua nhìn nhận Đức Chúa Trời có quyền phán xét và cai trị tối cao trên loài người.

Đấng đã hiện ra gọi là “đấng thánh canh giữ.” Điều này chứng tỏ Đức Chúa Trời để ý đến những công việc của loài người, can thiệp vào và làm chứng cách trung tín.

LỜI GIẢI THÍCH CỦA ĐA-NI-ÊN

8. Khi nghe điềm chiêm bao thì Đa-ni-ên trả lời thế nào? (Đani-ên 4:19).

a. Mong rằng điềm chiêm bao không nói về vua
b. Điềm chiêm bao nói về kẻ thù của vua
c. Cảm thấy thương xót đến những người chưa biết Chúa

Đa-ni-ên biết rằng đây là một sứ điệp khó khăn cho Nê-bucát-nết-sa. Ông biết rằng vua có thể giết ông sau khi nghe giải nghĩa giấc mơ. Đa-ni-ên không muốn tai họa sẽ giáng xuống cho vua, và ông tỏ sự quan tâm thành thật như một tôi tớ trung tín của Chúa. Dân sự của Chúa không bao giờ vui mừng khi kẻ ác phải chịu đau khổ. Họ thương xót và quan tâm đến những người chưa biết Chúa.

9. Đa-ni-ên nói cây cao này tiêu biểu cho ai? (Đa-ni-ên 4:20- 22).

a. Vương quốc Ba-by-lôn
b. Vua Nê-bu-cát-nết-sa
c. Nước Đức Chúa Trời

10. Việc gì sẽ xảy ra cho Nê-bu-cát-nết-sa trong bảy năm này? (Đa-ni-ên 4:25).

a. Vua lâm trọng bệnh
b. Vua bị câm
c. Vua mắc bệnh điên loạn

Thật là một lời tiên tri khủng khiếp. Sự hình phạt giáng trên Nê-bu-cát-nết-sa là một bệnh 5 điên loạn đặc biệt. Người nào mắc bệnh ấy thì tưởng mình hóa ra con vật nào đó, bắt chước tiếng và tính tình của nó. Vua Nê-bu-cát-nết-sa tưởng mình hóa ra con bò. Khi người ta tự xưng là thần, thì Đức Chúa Trời hạ họ xuống làm con vật.

11. Qua hình phạt điên loạn này, Chúa muốn vua học hỏi điều gì? (Đa-ni-ên 4:25).

a. Kiêu ngạo làm vua điên loạn
b. Đấng Rất Cao cai trị các nước
c. Vua chết vì sự điên loạn của mình

Nê-bu-cát-nết-sa cần phải học và hiểu lẽ thật căn bản. Vua phải sẵn sàng để Đức Chúa Trời cai quản đời mình. Ngài là Đấng sắp đặt các vua, thì chính Ngài cũng truất phế các vua. Một lần nữa sứ điệp của Chúa được khải thị thật rõ ràng: Đức Chúa Trời điều khiển mọi biến cố trên thế gian. Ngài quan tâm đến loài người và muốn họ tiếp nhận Ngài như Đấng quản trị lòng mình.

12. Nước Ba-by-lôn có an toàn trong lúc vua bị điên loạn chăng? (Đa-ni-ên 4:26).

a. Có
b. Không

13. Đa-ni-ên đã khuyên vua điều gì? (Đa-ni-ên 4:27).

a. Lấy sự công bình chuộc tội lỗi
b. Hãy thương xót những kẻ nghèo khó
c. Cả câu (a) và (b) đều đúng

Đa-ni-ên cảm thấy phải kêu gọi vua từ bỏ tội lỗi, và làm điều lành. Chúng ta biết vua rất kiêu hãnh về công trình kiến trúc của mình. Lẽ dĩ nhiên, vua không tự xây Ba-by-lôn, nhưng dùng nhiều nhân công. Có lẽ các quan cai của vua đã đối xử bất công với những người lao động nghèo khổ. Đa-niên khuyên vua hãy thay đổi chính sách, lấy sự công bình và “thương xót mà đối đãi với người nghèo khó để chuộc những điều gian ác của mình.” Chúng ta có thể tránh hình phạt của Đức Chúa Trời nếu chúng ta ăn năn. Điều nguy hiểm là tiếp tục bất phục tùng Ngài. Nếu vậy, Ngài sẽ rút lại những ân điển và chúng ta sẽ gặp nhiều tai họa. Một phương cách duy nhất mà Nê-bu-cát-nết-sa có thể tránh được thảm trạng là khiêm tốn làm theo lời Ngài khuyên dạy. Chỉ khi đó vua mới 6 có thể tránh được tai họa sắp đến.

SỰ ĐIÊN LOẠN VÀ CẢI THIỆN

Trong một thời gian, những lời cảnh cáo và khuyên dạy của tiên tri Đa-ni-ên gây ấn tượng mạnh trên Nê-bu-cát-nết-sa, nhưng vua không thật sự hoán cải. Chẳng bao lâu vua không còn nghe tiếng của Đức Thánh Linh nữa. Lòng vua vẫn tự cao và có nhiều tham vọng. Vua dùng thiên tài của mình để tự tôn lên trên Đức Chúa Trời là Đấng ban cho vua sự sống, quyền lực và tài năng.

14. Một năm sau, vua đã hãnh diện tuyên bố gì? (Đa-ni-ên 4:29).

a. Kiêu hãnh về quyền thế của vua
b. Vua đã chiến thắng Đức Chúa Trời
c. Không ai có thể làm hại đến vua

Một năm sau khi được cảnh cáo, Nê- bu-cát-nết-sa đi dạo trong hoàng cung tráng lệ, kiêu hãnh về quyền thế của một lãnh tụ, tự hào về thành công của một kiến trúc sư. Nhưng khi lời khoe khoang trên chưa ra khỏi miệng vua, thì có tiếng từ trời tuyên bố giờ phán xét của vua đã đến.

15. Việc gì đã xảy ra cho Nê-bu-cát-nết-sa? (Đa-ni-ên 4:33).

a. Vua bị câm trong giây lát
b. Vua thấy thiên sứ hiện ra
c. Lời nói đã được ứng nghiệm là vua bị điên loạn

Đức Chúa Trời rất nhẫn nại. Sau khi đã cảnh cáo, Ngài cho vua trọn một năm để suy gẫm. Đôi khi Chúa phải để cho con người chìm đắm trong vực sâu trước khi họ nhìn nhận rằng họ cần đến Ngài. Điều này đã xảy ra cho Nê-bu-cát-nết-sa. Lời tiên tri đã ứng nghiệm từng chi tiết và vua trở nên điên loạn trong bảy năm.

16. Vua đã ngợi khen ai khi trí khôn ông được phục hồi? (Đa-niên 4:34).

a. Đa-ni-ên
b. Đấng Rất Cao
c. Bản thân vua

17. Những lời chứng cuối cùng của vua ra sao? (Đa-ni-ên 4:37).

a. Vua tôn vinh chính mình
b. Vua ca ngợi Đa-ni-ên
c. Vua ngợi khen, tôn vinh Vua trên trời

Đức Chúa Trời phải dùng 30 năm mới chiếm được lòng Nê- bu-cát-nết-sa. Cuối cùng vua đã tiếp nhận Ngài là Đức Chúa Trời chân thật. Nê-bu-cát-nết-sa không còn tự tôn nữa, nhưng vua tôn vinh và ca ngợi Đức Chúa Trời. Một khi con người tiếp nhận Chúa là Đấng cai quản công bình của cuộc đời mình thì họ sẽ được sự bình an thật.

PHƯƠNG PHÁP CỨU RỖI

Điều gì Chúa đã làm cho Nê-bu-cát-nết-sa ngày xưa, thì Ngài muốn làm cho chúng ta ngày nay. Chúa cứu chúng ta bằng ân điển cũng như Ngài đã cứu vua Nê-bu-cát-nết-sa. Đôi khi vì sự cứng lòng của mình mà chúng ta phải sa xuống vực sâu. Ngài cho phép việc này xảy ra để chúng ta nhận thức rằng mình bất lực và chúng ta cần đến Ngài. Chúa không cứu Nê-bu-cát-nết-sa vì vua là một người hoàn hảo. Thật ra, vua là một người quá tự hào và kiêu ngạo, nhưng Chúa thương vua và mong chờ kết quả của ân điển đã ban cho ông. Đôi khi người ta nghĩ rằng Chúa không thể cứu họ vì họ phạm quá nhiều tội lỗi. Nhưng câu chuyện của Nê-bu-cát-nết-sa đã cho ta niềm an ủi vì Chúa có thể cứu mọi người mà không kể gì đến kinh nghiệm trong quá khứ của họ.

18. Chúa cứu loài người bằng cách nào? (Ê-phê-sô 2:8-9).

a. Nhờ ân điển bởi đức tin
b. Nhờ việc làm
c. Nhờ sự ăn năn và hối cải

Ân điển là một ân huệ nhưng không mà loài người không xứng đáng nhận lãnh, cũng không phải nhờ việc làm. Ân điển là món quà qua đức tin trong Đức Chúa Giê-su Christ.

19. Sứ đồ Phao-lô gọi sự cứu rỗi là gì? (Rô-ma 6:23).

a. Ân điển
b. Sự ban cho của Đức Chúa Trời
c. Đức tin

Sự cứu rỗi không tốn kém gì cả. Loài người không thể mua hay làm ra được. Họ chỉ có thể giơ tay ra mà nhận lãnh thôi.

20. Chúng ta phải làm gì để nhận được sự cứu rỗi? (Công vụ các Sứ đồ 16:30, 31).

a. Sống lương thiện
b. Kính sợ Đức Chúa Trời
c. Hãy tin Đức Chúa Giê-su Christ

Từ ngữ “tin” nghĩa là hết lòng trông cậy Chúa, chứ không phải là sự chấp nhận trong trí óc. Như Nê-bu-cát-nết-sa, loài người phải để cho Chúa cai quản cuộc đời họ một cách trọn vẹn.

TÓM LƯỢC

1) Khi Đức Chúa Trời theo đuổi việc cứu rỗi một người nào, Ngài không bao giờ nản lòng. Ngài tỏ mình ra cùng người và dùng mọi thử thách để người thấy sự khốn khó mình mà đến cùng Ngài.

2) Sự cao trọng thật đến từ sự khiêm nhường. Khi người ta muốn làm thần thì Ngài hạ người ta xuống làm thú vật. Sự kiêu ngạo làm cho mù quáng và dẫn đến sự sa ngã. Lời Chúa dạy “Sự kiêu ngạo đi trước, sự bại hoại theo sau” (Châm ngôn 16:18).

3) Mục đích của sự thử thách mà Chúa giáng xuống trên loài người là để luyện lọc họ. “Nầy, ta luyện ngươi . . . ta đã thử ngươi trong lò hoạn nạn” (Ê-sai 48:10). Thường thường Ngài chỉ theo đuổi những người có lòng ngay thẳng và muốn được cứu. Còn những người lãnh đạm, ham mê thế gian, thì Ngài để họ đi theo đường lối riêng của mình.

4) Chỉ có một phương pháp để cứu được nhiều người là làm chứng về những điều mà Chúa đã làm cho mình. Mỗi người tín đồ được kêu gọi để làm chứng cho Đức Chúa Giê-su Christ.

QUYẾT ĐỊNH
 Tôi sẵn sàng dâng lòng mình cho Chúa và để Ngài điều khiển cuộc đời tôi.

Nghiên cứu sách Đa-ni-ên
Kiểm Tra 5

1) Ai là tác giả Đa-ni-ên đoạn 4?
________________________________________________

2) Tại sao vua Nê-bu-cát-nết-sa bị hình phạt?
________________________________________________

3) Vua bị hình phạt gì và trong bao lâu?
________________________________________________

4) Đa-ni-ên khuyên vua Nê-bu-cát-nết-sa điều gì?
________________________________________________

5) Bài học chính trong Đa-ni-ên đoạn 4 là gì?
________________________________________________
________________________________________________
________________________________________________
________________________________________________
________________________________________________

Tải về bài học (pdf) theo liên kết sau đây:

Bai 05 – Ket Qua Cua Su Hoan Cai

Tải về file trắc nghiệm (pdf) theo liên kết sau đây:

Trac Nghiem 05 – Danien

Check Also

Cứu Cấp

Vào tháng Giêng năm 2010, Wesley Autrey đang chờ đợi chiếc xe điện ngầm ở …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *