Home / Dưỡng linh / Lời sống hằng ngày / Đời Sống Mới Cho Tân Thiên Niên Kỷ (Chương 19 – Thế Giới Đi Về Đâu?)

Đời Sống Mới Cho Tân Thiên Niên Kỷ (Chương 19 – Thế Giới Đi Về Đâu?)

Chúng ta đang sống trong thời gian hứng thú. Những năm gần đây đã đánh dấu sự chiến thắng của nền dân chủ tại nhiều quốc gia mà chúng ta không ngờ được. Bức tường Bá-linh đã sụp đổ ngay trước mắt chúng ta. Liên Sô và các chính phủ Cộng sản bù nhìn đã sụp đổ trước những cuộc đảo chánh kỳ diệu không đổ máu, dẫn tới một kỷ nguyên mới. Nhưng nhiều quan sát viên không nhìn thấy phương diện thiêng liêng của những cuộc cách mạng chống độc tài này. Đó không phải chỉ là một cuộc cách mạng về chính trị mà thôi. Ở những nơi mà trước kia các nhà độc tài nắm quyền hành, thì Đức Chúa Trời đem lại sự tự do tín ngưỡng.

Xin đừng quên rằng Đức Chúa Trời rất quan tâm đến sự tự do của con người. Công việc của Ngài là giải thoát loài người khỏi mọi áp bức. Đấng Toàn Năng, Vị Tướng Toàn Thắng sẽ giải cứu chúng ta khỏi nanh vuốt độc tài, đứng lên đương đầu với đế quốc của Sa-tan đang hoạt động dưới mọi hình thức. Sa-tan tìm cách khiến con người trở thành nô lệ bằng mọi cách: trụy lạc, thiếu thốn, ngu dốt, đàn áp chính trị. Đường lối của Đức Chúa Trời và đường lối của Sa-tan chống nghịch nhau: Chiên Con của Đức Chúa Trời chống lại Con Rồng Đỏ; người nữ tinh khiết chống lại con dâm phụ Ba-by-lôn, một trận đại chiến giữa tình yêu và bạo lực.

Sự chiến thắng của Đức Chúa Trời là hiển nhiên vì Đấng Christ đã cam kết trọn vẹn với chúng ta trên thập tự giá. Ngài đã dâng hiến hoàn toàn cho chúng ta và mời chúng ta cũng dâng hiến hoàn toàn cho Ngài. Mỗi người chúng ta phải đương đầu với kẻ độc tài trong cuộc đời mình. Sa-tan tìm cách nô lệ hóa chúng ta trong thế giới tàn bạo của hắn. Khải huyền 12:17 miêu tả hội thánh như người nữ trong sạch và Sa-tan là con rồng tấn công dân sự Đức Chúa Trời, “Con rồng giận người đờn bà, bèn đi tranh chiến cùng con cái khác của người, là những kẻ vẫn giữ các điều răn của Đức Chúa Trời và lời chứng của Đức Chúa Giê-su.” Trong I Phi-e-rơ 5:8, 9 diễn tả kẻ thù của chúng ta như vầy: “Kẻ thù nghịch anh em là ma quỷ, như sư tử rống, đi rình mò chung quanh anh em, tìm kiếm người nào nó có thể nuốt được.”

Sa-tan là kẻ độc tài số một trong thế gian, và chúng ta sẽ nằm trong cạm bẫy của nó trừ khi chúng ta có một đường lối vững chắc. Tại sao vậy? Bạn thử nghĩ xem. Có ai mà không ở dưới ách tội lỗi? Chúng ta lúc nào cũng phải tranh đấu với những thói quen và thái độ mà chúng ta biết là xấu. Chúng ta thất bại ngay khi sống theo tiêu chuẩn mình. Chúng ta bị tổn thương vì tội lỗi người khác và của chính mình nữa. Mọi người đều đau khổ dưới ách độc tài của tội ác lan tràn trên thế gian này.

Làm sao để thoát khỏi và được tự do? Không phải chỉ mong rằng kẻ độc tài sẽ biến đi là đủ. Chúng ta phải cương quyết đứng vững, phải tuyên bố một sự trung thành khác. Dĩ nhiên, đó là sự trung thành với Đấng giải cứu chúng ta, đó là Đức Chúa Giê-su Christ.

Khải huyền 7:14, 15 cho chúng ta thấy những người đã tuyên bố sự trung thành ấy, nhóm người này đã trải qua cơn đại nạn cuối cùng của lịch sử và được đứng trước ngôi của Đức Chúa Trời. Đoạn này miêu tả bí quyết của sức mạnh họ, “Đó là những kẻ ra khỏi cơn đại nạn, đã giặt và phiếu trắng áo mình trong huyết Chiên Con, Ấy vì đó mà chúng được ở trước ngôi Đức Chúa Trời, và ngày đêm hầu việc trong đền Ngài.” Họ giặt áo mình và làm cho trắng bởi huyết Chiên Con! Bạn có biết có sự thực hành đặc biệt nào tiêu biểu cho sự làm sạch này, nghĩa là làm cho trắng bởi huyết Chiên Con, mà chúng ta có thể xác nhận trước mặt mọi người? Vậy hãy thảo luận về sự xác nhận công khai này, một lời tuyên bố trước công chúng, và xem việc đó thay đổi đời sống chúng ta như thế nào. Đó là phép báp-têm.

Phép báp-têm được nói đến hơn 80 lần trong Tân Ước. Ma-thi-ơ 28:19, 20 ghi chép mạng lệnh cuối cùng của Đức Chúa Giê-su truyền cho môn đồ Ngài, “Hãy đi dạy dỗ muôn dân, hãy nhân danh Đức Cha, Đức Con, và Đức Thánh Linh mà làm phép báp-têm cho họ, và dạy họ giữ hết cả mọi điều mà Ta đã truyền cho các ngươi. Và nầy, Ta thường ở cùng các ngươi luôn cho đến tận thế.”

Ý Nghĩa Của Phép Báp-têm. Phép báp-têm trong Kinh Thánh là một sự hứa nguyện công khai, một biểu hiệu cho lòng trung thành với Đấng Christ, tuyên bố mình đứng về phe nào. “Được rửa sạch trong huyết Chiên Con,” là lời tuyên bố công khai về lòng trung thành của chúng ta với Chúa qua phép báp-têm. Không còn nghi ngờ gì nữa: Đức Chúa Giê-su là Đấng đứng lên chống lại nước tội ác của Sa-tan; Ngài có thể cứu chúng ta khỏi nanh vuốt của kẻ độc tài. Vậy chúng ta phải tuyệt đối trung thành với Đấng Christ là Cứu Chúa chúng ta. Nhưng hiện nay, nhiều người chỉ chấp nhận Chúa Giê-su là Cứu Chúa cách mập mờ và giữ sự trung tín với Ngài cách kín đáo. Đúng rồi, họ có đức tin nơi Ngài, nhưng vì một lý do nào đó, đức tin đó chẳng bao giờ được nói lên cách công khai. Chúng ta cần một điều gì cụ thể và vững chắc trong đời sống mình. Chúng ta cần phải đứng vững. Những sự trung thành kín đáo thường tan dần đi. Những đức tin không biểu lộ thường thay đổi với hoàn cảnh. Vậy làm thế nào để chúng ta có một quyết định chắc chắn? Những Cơ Đốc nhân đầu tiên cho chúng ta biết rõ điều này. Sau bài giảng thứ nhất của Phi-e-rơ, các thính giả đều tin chắc mạng lệnh của Đấng Christ. Họ hỏi, “Chúng tôi phải làm chi?” Phi-e-rơ trả lời trong Công vụ các Sứ đồ 2:38, “Hãy hối cải, ai nấy phải nhân danh Đức Chúa Giê-su chịu phép báp-têm.” Những người này bèn tin Đức Chúa Giê-su là Đấng Mê-si, là Cứu Chúa. Họ quyết định và tuyên bố trước công chúng bằng cách chịu phép báp-têm. Phép báp-têm là một cách chứng tỏ ta thuộc về Đấng Christ. Chúng ta gia nhập vào gia đình Ngài cách công khai cũng như người nam và nữ kết hợp thành vợ chồng trong lễ hôn nhân vậy.

Cách Thức Làm Phép Báp-têm. Hãy xem Đức Chúa Giê-su chịu phép báp-têm như thế nào? Ngài đã làm gương cho chúng ta noi theo. Mác 1:9, 10 nói, “Đức Chúa Giê-su đến từ Na-xa-rét là thành xứ Ga-li-lê, và chịu Giăng làm phép báp-têm dưới sông Giô-đanh. Vừa khi lên khỏi nước, Ngài thấy các từng trời mở ra, và Đức Thánh Linh ngự xuống trên mình Ngài như chim bò câu.”

Thật rõ ràng là Đức Chúa Giê-su đã được Giăng Báp-tít dìm mình xuống nước tại sông Giô-đanh. Giăng 3:23 nói rằng, “Giăng cũng làm phép báp-têm tại Ê-nôn, gần Sa-lim, vì ở đó có nhiều nước, và người ta đến đặng chịu phép báp-têm.” Phép báp-têm thật trong Kinh Thánh đòi hỏi phải có nhiều nước. Còn rảy nước thì không cần nhiều nước, và đổ nước trên đầu cũng không cần nhiều nước. Chỉ có dìm mình xuống nước là cần nhiều nước. Phao-lô nói trong Ê-phê-sô 4:5, “Chỉ có một Chúa, một đức tin, một phép báp-têm.” Chỉ có một đức tin thật là đức tin nơi Đức Chúa Giê-su. Chỉ có một Chúa là Giê-su, Đấng Cứu Chúa chúng ta, và chỉ có một phép báp-têm trong Kinh Thánh là dìm mình dưới nước. Trong Công vụ các Sứ đồ 8:38, Phi-líp làm phép báp-têm cho hoạn quan Ê-thi-ô-bi, “Cả hai đều xuống nước, và Phi-líp làm phép báp-têm cho hoạn quan.” Phi-líp dìm trọn thân thể người tín đồ mới xuống nước. Dìm mình xuống nước là hình thức duy nhất của phép báp-têm ghi trong Kinh Thánh.

Biểu Hiệu Của Phép Báp-têm. Phép báp-têm theo Kinh Thánh là biểu hiệu cách rõ rệt sự chết, sự chôn và sự sống lại của Đấng Christ. Sứ đồ Phao-lô hỏi trong Rô-ma 6:3-6 như vầy, “Anh em chẳng biết rằng chúng ta thảy đều đã chịu phép báp-têm trong Đức Chúa Giê-su Christ, tức là chịu phép báp-têm trong sự chết Ngài sao? Vậy chúng ta đã bị chôn với Ngài bởi phép báp-têm trong sự chết Ngài, hầu cho Đấng Christ nhờ vinh hiển của Cha được từ kẻ chết sống lại thể nào, thì chúng ta cũng sống trong đời mới thể ấy.” Vậy, phép báp-têm dạy ba điều: (1) chết đời sống tội lỗi, (2) chôn tội lỗi chúng ta dưới mồ nước, và (3) lên khỏi nước để sống đời sống mới.

Sự Quan Trọng Của Phép Báp-têm. Tôi xin nói rõ điều này, phép báp-têm không cứu chúng ta. Đó không phải là một ảo thuật để ban cho chúng ta sự sống đời đời. Chỉ có đức tin nơi Đấng Christ mới cứu chúng ta; chúng ta chỉ nhận được sự sống đời đời khi chúng ta có đức tin nơi Ngài, và chấp nhận Ngài là Cứu Chúa chúng ta. Chịu phép báp-têm không có nghĩa là chúng ta đã trọn vẹn, mà có nghĩa là chúng ta hứa nguyện dâng đời mình cho Chúa. Kinh Thánh nói về sự quan trọng của phép báp-têm. Trong Mác 16:16, Đức Chúa Giê-su có phán rằng, “Ai tin và chịu phép báp-têm sẽ được rỗi.” Theo lời Đức Chúa Giê-su, thì phép báp-têm rất cần thiết cho sự cứu rỗi. Trong Giăng 3:5, Ngài tuyên bố rằng, “Nếu một người chẳng nhờ nước và Thánh Linh mà sanh, thì không được vào nước Đức Chúa Trời.”

Nếu một người có lòng tin chân thành, như tên trộm trên thập tự giá, không thể chịu phép báp-têm, thì phép báp-têm của Đấng Christ cũng đủ để cứu người. Nhưng khi bạn có cơ hội để chịu phép báp-têm mà lại từ chối, thì đó là một điều bất hạnh. Trong Công vụ các Sứ đồ 22:16, có chép lời kêu gọi khẩn cấp của Đức Chúa Trời, “Bây giờ, anh còn trễ nải làm chi? Hãy chờ dậy, cầu khẩn danh Chúa mà chịu phép báp-têm và làm sạch tội lỗi mình đi.”

TRẮC NGHIỆM – 19

1. Đối với những người còn thắc mắc, không biết rằng phép báp-têm có quan trọng hay cần thiết không, thì Đức Chúa Giê-su phán rằng, “Nếu một người chẳng nhờ _________ và Thánh Linh mà sanh, thì __________ ________ vào nước Đức Chúa Trời.”

(Hãy xem Giăng 3:5.)

2. Cơ Đốc nhân biết rằng chúng ta cần có đức tin nơi Đấng Christ để được cứu rỗi, nhưng Đức Chúa Giê-su có thêm một điều quan trọng thứ nhì khi Ngài phán, “Ai tin và chịu ________ _______________ sẽ được rỗi.”

(Hãy xem Mác 16:16.)

3. Khi người ta đến cùng Giăng Báp-tít từ những vùng lân cận, thì người làm phép báp-têm cho họ tại sông Giô-đanh, một nơi gọi là “Ê-nôn, gần Sa-lim, vì ở đó có ___________ __________.”

(Hãy xem Giăng 3:23.)

4. o Đúng o Sai

Thật ra, không có sự lựa chọn giữa sự chịu phép báp-têm “vào trong Đấng Christ,” và chịu phép báp-têm “vào trong hội thánh,” vì Đấng Christ là Đầu của “thân thể” gọi là hội thánh.

(Hãy xem Cô-lô-se 1:18; Ê-phê-sô 1:22, 23.)

5. Trí óc không được thánh hóa của loài người đã đi xa Kinh Thánh và đặt ra nhiều hình thức cử hành lễ báp-têm, như: rảy nước, đổ nước, và thoa vào trán với vài giọt nước. Nhưng Lời của Đức Chúa Trời phán rằng, “Chỉ có _______ Chúa, _______ đức tin, _______ phép báp-têm.”

(Hãy xem Ê-phê-sô 4:5.)

6. Những bước cần thiết trước khi chịu phép báp-têm là:

___ A. Hối cải – đau đớn về tội lỗi mình.

___ B. Đức tin – có đức tin nơi Đức Chúa Giê-su là Cứu Chúa mình.

Check Also

Cứu Cấp

Vào tháng Giêng năm 2010, Wesley Autrey đang chờ đợi chiếc xe điện ngầm ở …

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *