CÂU GỐC: “Vậy, hỡi anh em, khá biết rằng nhờ Đấng đó mà sự tha tội được rao truyền cho anh em; lại nhờ Ngài mà hễ ai tin thì được xưng công bình về mọi điều theo luật pháp Môi-se chẳng có thể được xưng công bình” (Công vụ 13:38, 39).
KINH THÁNH NGHIÊN CỨU: Công vụ 13; 2 Cô-rinh-tô 4:7-10; Rô-ma 10:1-4; Rô-ma 3:19; Công vụ 14:1-26; Rô-ma 9–11.
Chắc chắn là phúc âm phải đến với dân Do Thái cũng như người Ngoại. Đây là một thông điệp, từ từ nhưng chắc chắn, các Cơ Đốc nhân Do Thái thời sơ khai đã bắt đầu hiểu.
Báo cáo rõ ràng đầu tiên của chúng ta về số đông dân Ngoại chấp nhận đức tin xảy ra ở An-ti-ốt. Nói cách khác, ở An-ti-ốt hội thánh người Ngoại đầu tiên được thành lập, ngay cả khi đã có một số lượng đáng kể các tín đồ Do Thái (Ga-la-ti 2:11-13). Do sự nhiệt thành truyền giáo của những người sáng lập và sự thúc đẩy mới bởi sự xuất hiện của Ba-na-ba và Phaolô, hội thánh ở đó đã phát triển nhanh chóng, và trở thành trung tâm Cơ Đốc quan trọng đầu tiên ở bên ngoài Giu-đê. Thật ra, trong một số khía cạnh hội thánh này vượt xa hơn hội thánh ở Giê-ru-sa-lem.
Với các sứ đồ vẫn đóng đô tại Giê-ru-sa-lem, An-ti-ốt đã trở thành nơi khai sinh của công việc truyền giáo. Chính từ đó, và với sự hỗ trợ ban đầu của các tín đồ địa phương, Phao-lô đã làm ba chuyến đi truyền giáo của mình. Đó là vì cam kết của họ mà Cơ Đốc giáo đã trở thành những gì Đức Chúa Giê-su dự định: một tôn giáo toàn cầu, trong đó phúc âm sẽ được truyền bá cho “mọi nước, mọi chi phái, mọi tiếng, và mọi dân tộc” (Khải huyền 14:6).
Xem / Tải về toàn bộ bài học theo liên kết sau đây:
==> Cuộc Truyền Giáo Đầu Tiên Của Phao-lô (Bài Học 7, 11 Tháng 8 – 17 Tháng 8, 2018)