Home / Trường Sa-bát / Hiệp Một Trong Đấng Christ (Bài Học Sa-bát Quý 4 – 2018)

Hiệp Một Trong Đấng Christ (Bài Học Sa-bát Quý 4 – 2018)

Xem / Tải về toàn bộ bài học theo liên kết sau đây:
=> Hiệp Một Trong Đấng Christ (Bài Học Sa-bát Quý 4 – 2018 – FULL)

SỰ HIỆP MỘT CỦA CHÚNG TA TRONG ĐẤNG CHRIST

Hội thánh là gia đình của Đức Chúa Trời trên đất: họ phục vụ, học hỏi, và thờ phượng với nhau. Nhìn xem Đức Chúa Giê-su là Đấng lãnh đạo và Đấng Cứu Chuộc, hội thánh được kêu gọi để đem Phúc âm cứu rỗi cho tất cả mọi người.

Niềm tin Căn bản 12 của Hội Thánh Cơ Đốc Phục Lâm nói rằng, “Hội thánh là cộng đồng những tín đồ xưng nhận Đức Chúa Giê-su Christ là Chúa và Đấng Cứu Thế. Tiếp tục với dân sự của Đức Chúa Trời trong thời Cựu Ước, chúng ta được kêu gọi từ thế gian; và chúng ta cùng nhau tham gia vào việc thờ phượng, thông công, học hỏi Lời Chúa, cử hành lễ Tiệc Thánh của Chúa, phục vụ toàn thể nhân loại, và rao giảng Phúc âm trên khắp thế giới.” – Seventh-day Adventists Believe (Boise, Idaho: Pacific Press © Publishing Association, 2005), tr. 163.

Nhưng hội thánh nghĩa là gì? Ai thuộc về hội thánh? Câu trả lời cho các câu hỏi này phụ thuộc một phần vào. sự định nghĩa về hội thánh.

Hội thánh là một cộng đồng địa phương của các tín đồ trong Đức Chúa Giê-su, vâng lời Chúa và tập họp để thờ phượng và phục vụ. Họ có thể hội họp trong các tư gia hoặc trong các cộng đoàn lớn hơn (Rô-ma 16:10, 11). Khi nói đến hội thánh, chúng ta cũng có thể nói đến một tòa nhà trong đó các Cơ Đốc nhân tụ họp, nhưng đây không phải là định nghĩa đúng nhất của hội thánh. Hội thánh là nói về con người, không phải về các tòa nhà.

Trong Tân Ước, hội thánh đôi khi được gọi là nhóm tín đồ trong một khu vực địa lý cụ thể. Vì vậy, khi Phao-lô viết cho hội thánh ở Ga-la-ti, ông có ý nói về nhiều cộng đoàn địa phương trong các thành và làng mạc trong vùng đó (Ga-la-ti 1:2, cũng đọc 1 Phi-e-rơ 1:1). Khi nói về hội thánh, đôi khi cũng có nghĩa là một nhóm người thuộc một giáo phái nào đó hoặc họ tự gọi mình bằng một cái tên đặc biệt nói lên niềm tin và di sản của họ.

Tuy nhiên, tất cả các định nghĩa này đều không đầy đủ. Hội thánh là dân sự của Đức Chúa Trời trên khắp trái đất. Và mặc dầu Đấng Christ có những người tín đồ trong các giáo phái khác nhau, nhiều người trong thời kỳ cuối cùng sẽ gia nhập vào hội thánh còn sót lại của Đức Chúa Trời (Khải huyền 18:1-4), trong ba tháng này chúng ta sẽ tập trung vào hội thánh của chúng ta, Hội Thánh Cơ Đốc Phục Lâm và sự hiệp một trong Đấng Christ có ý nghĩa gì đối với chúng ta.

Niềm tin Căn bản 14, được gọi là sự hiệp một trong Thân thể Đấng Christ, nói: “Hội thánh là một thân thể với nhiều thành viên, được kêu gọi từ mọi quốc gia, mọi tiếng nói, và dân tộc. Trong Đấng Christ, chúng ta là một người mới; dù khác biệt về chủng tộc, văn hóa, học thức, và quốc gia, và sự khác biệt giữa người cao và thấp, giàu và nghèo, nam và nữ, không còn chia rẽ chúng ta. Chúng ta đều bình đẳng trong Đấng Christ, là Đấng bởi một Thánh Linh đã nối kết chúng ta với nhau trong một mối tương giao với Ngài và với nhau; chúng ta sẽ phục vụ và được phục vụ mà không có sự thiên vị hay giới hạn. Qua sự khải thị của Đức Chúa Giê-su Christ trong Kinh Thánh, chúng ta chia sẻ cùng một niềm tin, hy vọng và là nhân chứng cho tất cả mọi người. Sự đoàn kết này có nguồn gốc trong sự hiệp một của Đức Chúa Trời Ba Ngôi, Đấng đã nhận chúng ta làm con cái của Ngài.” – Seventh-day Adventists Believe, tr. 201.

Mục đích của loạt bài học Kinh Thánh này là hướng dẫn về chủ đề sự đoàn kết của Cơ Đốc nhân như những tín đồ Cơ Đốc Phục Lâm, ngày nay, và luôn luôn, phải đối diện với những thách thức về sự đoàn kết đó, và sẽ còn thách thức cho đến ngày tận thế.

Tuy nhiên, trong Kinh Thánh, chúng ta thấy rất nhiều sự hiểu biết sâu xa và sự hướng dẫn để sống theo ơn phước của Đức Chúa Trởi để hiệp một trong Đấng Christ. Những sự hiểu biết sâu xa này, những sự hướng dẫn về cách sống và sự bày tỏ trong hội thánh về sự hiệp một chúng ta đã được ban cho, là trọng tâm của ba tháng này.

Denis Fortin là giáo sư thần học tại trường Thần đạo Cơ Đốc Phục Lâm, Đại học Andrews, Berrien Springs, Michigan. Kể từ khi làm giảng viên tại trường Thần đạo năm 1994, Fortin cũng đã làm Giám đốc Chương trình Thạc sĩ Thần học (1999-2001), Phó Viện trưởng (2000-2004), Chủ tịch Khoa Thần học và Triết học Cơ Đốc (2006), cho tới gần đây, làm Viện trưởng (2006-2013).

Xem / Tải về toàn bộ bài học theo liên kết sau đây:
=> Hiệp Một Trong Đấng Christ (Bài Học Sa-bát Quý 4 – 2018 – FULL)

Mục Lục

1. SỰ SÁNG TẠO VÀ SỰ SA NGÃ (29 Tháng 9 – 5 Tháng 10)
2. NGUYÊN NHÂN CỦA SỰ BẤT HÒA (6 Tháng 10 – 12 Tháng 10)
3. “AI NẤY HIỆP LÀM MỘT” (13 Tháng 10 – 19 Tháng 10)
4. BÍ QUYẾT CHO SỰ HIỆP MỘT (20 Tháng 10 – 26 Tháng 10)
5. KINH NGHIỆM VỀ SỰ HIỆP MỘT TRONG HỘI THÁNH (27 Tháng 10 – 2 Tháng 11)
6. NHỮNG HÌNH ẢNH CỦA SỰ HIỆP MỘT (3 Tháng 11 – 9 Tháng 11)
7. KHI XUNG ĐỘT XẢY RA (10 Tháng 11- 16 Tháng 11)
8. HIỆP MỘT TRONG ĐỨC TIN (17 Tháng 11 – 23 Tháng 11)
9. BẰNG CHỨNG THUYẾT PHỤC NHẤT (24 Tháng 11 – 30 Tháng 11)
10. SỰ HIỆP MỘT VÀ MỐI TƯƠNG GIAO BỊ ĐỔ VỠ (1 Tháng 12 – 7 Tháng 12)
11. HIỆP MỘT TRONG SỰ THỜ PHƯỢNG (8 Tháng 12 – 14 Tháng 12)
12. TỔ CHỨC GIÁO HỘI VÀ SỰ THỐNG NHẤT (15 Tháng 12 – 21 tháng 12)
13. SỰ PHỤC HỒI CUỐI CÙNG CỦA SỰ HIỆP NHẤT (22 Tháng 12 – 28 Tháng 12)

Tác giả:
Denis Fortin, PhD

Dịch giả:
Bà Phạm Thanh Minh

Ban hiệu đính:
Mục sư Nguyễn Khắc Vinh
Kezia Tuyết Nguyễn
Trương Kimchi
Nguyễn Đăng Hưng

Trình bày:
Nguyễn Đăng Hưng

Website Trường Sa-bát:
giaohoicodoc.org/truongsabat

Mọi liên lạc, thư từ xin gởi về:
Mục sư Nguyễn Khắc Vinh
Tiếng Nói Hy Vọng
P.O. Box 5704, El Monte, CA 91734
Tel. (626) 422-6841

Check Also

Cuộc Khủng Hoảng Về Danh Tánh (Bài Học 1, 26 Tháng 12 – 1 Tháng 1, 2021)

CÂU GỐC: “Bây giờ hãy đến, cho chúng ta biện luận cùng nhau. Dầu tội …

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *