Home / Trường Sa-bát / Giáo Dục Cơ Đốc

Giáo Dục Cơ Đốc

Xem / Tải về toàn bộ bài học theo liên kết sau đây:

Nền Giáo Dục Cơ Đốc

“Kính sợ Đức Giê-hô-va, ấy là khởi đầu sự khôn ngoan; Sự nhìn biết Đấng Thánh, đó là sự thông sáng” (Châm ngôn 9:10).

Hãy suy nghĩ về câu Kinh Thánh trên. Nó đòi hỏi, thực sự, hai khái niệm liên quan chặt chẽ với nhau: “kính sợ” giống như khi chúng ta quá ngạc nhiên đến kinh hoàng trước vinh quang và quyền năng của Đức Chúa Trời; và “nhìn biết” ấy là kiến thức vì học và nhận thức được bản tính của Đức Chúa Trời. Do đó, sự khôn ngoan, kiến thức và sự hiểu biết bắt nguồn từ chính Đức Chúa Trời.

Điều này rất đầy đủ ý nghĩa. Bởi vì, xét cho cùng, Đức Chúa Trời là nguồn cội của sự sinh tồn của mọi vật, là Đấng duy nhất đã tạo dựng và duy trì sự sống còn của muôn vật (Giăng 1:1–3; Cô-lô-se 1:16, 17). Bất cứ điều gì chúng ta học được, bất cứ một điều gì chúng ta biết, sâu, bướm, siêu tân tinh, thiên thần, ác quỷ, hay là cả “những kẻ làm đầu và những kẻ cầm quyền trong các nơi trên trời” (Ê-phê-sô 3:10), hết thảy mọi sự – mà hiện hữu được ấy chỉ nhờ Chúa. Do đó, tất cả kiến thức thực sự và sự khôn ngoan và thông thái, tối hậu đều có nguồn gốc từ chính Chúa Trời.

Kinh Thánh khẳng định rõ ràng: “Đức Chúa Trời là sự yêu thương” (1 Giăng 4:8). Chính Ellen G. White đã viết, “Tình yêu, căn bản của sự sáng tạo và cứu chuộc, là nền tảng của sự giáo dục thực sự. Điều này được thực hiện rõ ràng trong luật pháp mà Đức Chúa Trời đã đưa ra làm cẩm nang của cuộc sống. Điều răn đầu tiên và lớn hơn cả là, ‘Ngươi phải hết lòng, hết linh hồn, hết sức, hết trí mà kính mến Chúa là Đức Chúa Trời ngươi’ (Lu-ca 10:27). Yêu mến Ngài, Đấng vô hạn, toàn tri, bằng hết ý, hết sức, và hết lòng, có nghĩa là bằng sự phát triển cao nhất của mọi quyền lực. Điều đó có nghĩa là bằng toàn thể một cá nhân, từ thể chất, tâm trí cũng như tâm hồn, hình ảnh của Đức Chúa Trời phải được phục hồi.” – Education, trang 16.

Bởi vì Chúa là cội nguồn của mọi kiến thức thật và mọi sự giáo dục chân chính nên tất cả mọi nền giáo dục Cơ Đốc phải hướng tâm trí của chúng ta về Ngài và hướng về sự mặc khải của Chúa về chính Ngài. Qua thiên nhiên, qua Lời Đã Được Chép, qua sự mặc khải về Đấng Christ bởi Lời Đã Được Chép ấy, chúng ta đã được ban cho tất cả những gì mình cần, để đưa chúng ta đến với mối tương quan cứu rỗi với Chúa của chúng ta và để, thực sự, yêu Ngài với tất cả tấm lòng và linh hồn mình.

Ngay cả thiên nhiên, tuy có bị ô nhiễm bởi hàng ngàn năm tội lỗi, vẫn hùng hồn nói lên sự tốt lành và bản chất của Đức Chúa Trời khi chúng ta nghiên cứu thiên nhiên từ tầm nhìn của Kinh Thánh. Nhưng Lời Đã Được Chép, Kinh Thánh chính là tiêu chuẩn toàn hảo của lẽ thật, là sự mặc khải lớn nhất mà chúng ta có về Đức Chúa Trời là ai và về những gì Ngài đã làm và đang làm cho nhân loại. Kinh Thánh, và các thông điệp của nó về sự tạo thế và cứu chuộc, phải là trọng tâm của mọi nền giáo dục Cơ Đốc giáo.

Sứ đồ Giăng nói rằng Chúa Giê-su Christ là “Sự sáng nầy, là sự sáng thật, khi đến thế gian soi sáng mọi người” (Giăng 1:9). Nói cách khác, duy chỉ qua Chúa Giê-su mỗi con người mới có sự sống, qua Chúa Giê-su, mỗi con người nhận được một chút tia sáng thiên thượng, có được một chút hiểu biết về chân lý và sự hoàn thiện siêu việt.

Tuy nhiên, hết thảy chúng ta đều đang tranh đấu giữa cuộc tranh chiến vĩ đại, mà trong đó kẻ thù của linh hồn làm việc ngày đêm để ngăn chặn chúng ta tiếp nhận kiến thức này. Do đó, bất cứ điều gì mà chúng ta đòi hỏi ở một nền giáo dục Cơ Đốc giáo, ấy là nó phải rõ ràng tìm cách giúp học sinh hiểu rõ hơn về ánh sáng mà Đức Chúa Trời ban cho chúng ta từ thiên đường.

Bằng không thì sao? Như Đức Chúa Giê-su đã phán, “Người nào nếu được cả thiên hạ mà mất linh hồn mình, thì có ích gì?” (Mác 8:36). Nếu có được một nền giáo dục tuyệt vời về khoa học, hoặc văn học, hoặc kinh tế, hoặc kỹ thuật mà nếu cuối cùng, bạn phải đối mặt với cái chết thứ hai trong hồ lửa, thì có ích gì? Câu trả lời rất là hiển nhiên, phải không?

Vì vậy, đó là chủ đề cho bài học của chúng ta trong ba tháng này. Có được một “Nền Giáo Dục Cơ Đốc” và làm thế nào mà chúng ta trong vai trò của hội thánh, bằng cách này hay cách khác, tìm một phương cách để tất cả các thuộc viên của chúng ta có thể có được một nền giáo dục như vậy?

Bài học Nghiên Cứu Giáo Lý Trường Sa-bát này đã được soạn thảo bởi một số các viện trưởng của một số các viện đại học thuộc Tổng Hội Bắc Mỹ.

Xem / Tải về toàn bộ bài học theo liên kết sau đây:

Mục Lục

  1. GIÁO DỤC TRONG VƯỜN Ê-ĐEN
  2. GIA ĐÌNH
  3. LUẬT PHÁP NHƯ LÀ THẦY GIÁO
  4. THẾ GIỚI QUAN QUA MẮT CHÚA: KINH THÁNH
  5. ĐỨC CHÚA GIÊ-SU LÀ VỊ THẦY CAO CẢ
  6. CÁC BÀI HỌC KHÁC CỦA VỊ THẦY CAO CẢ
  7. THỜ PHƯỢNG TRONG GIÁO DỤC
  8. GIÁO DỤC VÀ CỨU CHUỘC
  9. HỘI THÁNH VÀ GIÁO DỤC
  10. GIÁO DỤC TRONG NGHỆ THUẬT VÀ KHOA HỌC
  11. CƠ ĐỐC NHÂN VÀ VIỆC LÀM
  12. THỬ SỐNG THEO CÁ TÍNH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
  13. THIÊN ĐÀNG, GIÁO DỤC và SỰ HỌC HỎI MUÔN ĐỜI

Tác giả:
Seventh-day Adventist College Presidents

Dịch giả:
Nguyễn Thị Ngọc Liên

Ban hiệu đính:
Mục sư Nguyễn Khắc Vinh
Kezia Tuyết Nguyễn
Nguyễn Đăng Hưng

Trình bày:
Nguyễn Đăng Hưng

Website Trường Sa-bát:
giaohoicodoc.org/truongsabat

Mọi liên lạc, thư từ xin gởi về:
Mục sư Nguyễn Khắc Vinh
Tiếng Nói Hy Vọng
P.O. Box 5704, El Monte, CA 91734
Tel. (626) 422-6841
www.TiengNoiHyVong.org

Check Also

Cuộc Khủng Hoảng Về Danh Tánh (Bài Học 1, 26 Tháng 12 – 1 Tháng 1, 2021)

CÂU GỐC: “Bây giờ hãy đến, cho chúng ta biện luận cùng nhau. Dầu tội …

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *