CÂU GỐC: “Ngươi phải hết lòng, hết ý, hết sức kính mến Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi” (Phục truyền 6:5).
KINH THÁNH NGHIÊN CỨU: Phục truyền 6:5; Phục truyền 31:9–27; Rô-ma 3:19–23; Khải huyền 12:17; 14:12; Mác 6:25–27; Hê-bơ-rơ 5:8.
Trong lời cảnh cáo cho anh chị em tín hữu tại Ga-la-ti về việc đòi hỏi cách sống khắc khe theo các luật lệ và nghi thức tôn giáo, sứ đồ Phao-lô viết: “Vậy thì luật pháp nghịch cùng lời hứa của Đức Chúa Trời hay sao? Chẳng hề như vậy; vì, nếu đã ban cho một luật pháp có thể làm cho sống, thì sự công bình chắc bởi luật pháp mà đến” (Ga-la-ti 3:21). Tất nhiên, nếu bất kỳ luật nào có thể “mang được sự sống,” thì đó sẽ là luật của Đức Chúa Trời. Nhưng điểm Phao-lô muốn nói là, đối với chúng ta là tội nhân, ngay cả luật của Đức Chúa Trời cũng có thể mang lại sự sống. Tại sao? “Nhưng Kinh Thánh đã nhốt hết thảy mọi sự dưới tội lỗi, hầu cho điều chi đã hứa, bởi đức tin trong Đức Chúa Jêsus Christ mà được ban cho những kẻ tin” (Ga-la-ti 3:22).
Tuy nhiên, nếu luật pháp có thể mang lại sự sống cho những người tội lỗi, thì mục đích của nó là gì, ngoài mục đích cho chúng ta thấy nhu cầu cần ân điển của chúng ta? Nếu vậy, luật pháp, chỉ có một phận sự tiêu cực là được đặt ra đặng chỉ ra cho chúng ta thấy tội lỗi của mình thôi hay sao?
Không; luật pháp cũng cần thiết để chỉ cho chúng ta đến cách sống, là điều chỉ được tìm thấy nơi Chúa Giê-su. Đây cũng là những gì giáo dục thực sự nên hướng đến, hướng chúng ta đến một cuộc sống đầy ân sủng, đức tin và vâng phục Đấng Christ. Đó là lý do tại sao tuần này chúng ta sẽ nghiên cứu vai trò của luật pháp Đức Chúa Trời trong toàn phần câu hỏi về sự giáo dục Cơ Đốc. Khi chúng ta nghiên cứu, hãy để xem luật pháp là gì, mặc dù nó không thể cứu chúng ta, vẫn có thể dạy chúng ta về đức tin, về ân sủng và về tình yêu của Đức Chúa Trời của chúng ta đối với nhân loại sa ngã.
Xem / Tải về toàn bộ bài học theo liên kết sau đây: