Home / Trường Sa-bát / Công Vụ Các Sứ Đồ (Bài Học Sa-bát Quý 3 – 2018)

Công Vụ Các Sứ Đồ (Bài Học Sa-bát Quý 3 – 2018)

Xem / Tải về toàn bộ bài học theo liên kết sau đây:
=> Công Vụ Các Sứ Đồ (Bài Học Sa-bát Quý 3 – 2018 – FULL)

Sự Chiến Thắng của Phúc Âm

Nhiều sử gia tin rằng ba thập kỷ quan trọng nhất trong lịch sử thế giới đã xảy ra khi một nhóm nhỏ, hầu hết là người Do Thái, dưới quyền lực của Đức Thánh Linh, đã rao giảng Phúc âm cho thế giới. Sách Công vụ Các Sứ đồ là một phần của ba thập kỷ quan trọng này, bắt đầu từ sự phục sinh của Đức Chúa Giê-su, vào năm 31 Sau Chúa (SC), đến năm cuối khi bị tù lần đầu tiên của sứ đồ Phao-lô vào năm 62 SC (Công vụ 28:30). Quyển sách này phải được viết sau đó một thời gian ngắn, vì bài tường thuật về biến cố này đã ngưng tại thời điểm đó, mặc dù có bằng chứng cho thấy sứ đồ đã được thả ra khỏi tù và tiếp tục các công việc truyền giáo, giảng dạy nhiều nơi cho đến khi ông bị bắt trở lại vài năm sau đó và bị hành quyết ở La Mã, vào năm 67 SC.

Sách Công vụ không nói gì về tác giả, nhưng truyền thống của hội thánh luôn luôn xác định tác giả là Lu-ca, “thầy thuốc rất yêu dấu” trong Cô-lô-se 4:14 và bạn đồng hành của Phao-lô (2 Ti-mô-thê 4:11; Phi-lê-môn 24). Theo truyền thống, Lu-ca cũng được cho là tác giả của quyển sách Phúc Âm thứ ba của chúng ta, chắc chắn đó là “quyển sách đầu tiên” được đề cập trong Công vụ 1:1 (so với Lu-ca 1:3). Cả Lu-ca và Công vụ là hai quyển sách đi đôi với nhau nói về sự khởi đầu của Cơ Đốc giáo. Sách Lu-ca nói về đời sống và chức vụ của Đức Chúa Giê-su, và sách Công vụ nói về sự bành trướng nỗ lực truyền giáo của các sứ đồ.

Hai quyển này chiếm khoảng 27 phần trăm của Tân Ước, sự đóng góp lớn nhất của một tác giả. Viết cho hội thánh Cô-lô-se, sứ đồ Phao-lô đề cập đến Lu-ca như một đồng nghiệp người Ngoại, một người không phải là người “chịu cắt bì” (Cô-lô-se 4:7-14). Vậy thì Lu-ca là tác giả duy nhất không phải người Do Thái đã viết hai quyển sách trong Tân Ước.

Điều này dường như giải thích một trong những chủ đề chính của Lu-ca: tính phổ thông (universality) của sự cứu rỗi. Đức Chúa Trời không thiên vị ai. Hội thánh được kêu gọi để làm chứng cho tất cả mọi người, bất kể chủng tộc, tầng lớp xã hội hay giới tính của họ (Công vụ 1:8; 2:21, 39, 40; 3:25; 10:28, 34, 35). Nếu không như vậy, dù là thành kiến hay thuận tiện, là sự méo mó của Phúc âm và trái ngược với các lẽ thật căn bản nhất của Lời Chúa. Trước mặt Đức Chúa Trời, chúng ta đều giống nhau: những con người tội lỗi cần được cứu chuộc trong Đức Chúa Giê-su Christ.

Vậy thì, không phải ngẫu nhiên, vị anh hùng chính của Lu-ca là Phao-lô, “sứ đồ cho dân Ngoại” (Rô-ma 11:13). Hai phần ba của sách Công vụ được dùng để nói về vị anh hùng này.

Những chủ đề quan trọng khác trong Công vụ bao gồm: chủ quyền của Đức Chúa Trời và mục đích của Ngài (Công vụ 17:24, 25; 20:27; 23:11); sự tôn vinh của Đức Chúa Giê-su như Chúa và Đấng Cứu Thế (Công 2:32, 36; 3:13, 15; 4:10-12; 5:30, 31); và đặc biệt là vai trò của Đức Thánh Linh trong việc ban quyền phép và hướng dẫn hội thánh trong sứ mạng (Công vụ 2:1-4; 4:24-31; 8:14-17, 29, 39; 10:19, 20). Thật ra, những thành tựu của hội thánh đầu tiên không phải là kết quả của sự khôn ngoan hay khả năng của con người, mặc dù Đức Chúa Trời vui lòng dùng một người như sứ đồ Phao-lô để ảnh hưởng thế giới mà không một sứ đồ khác đã hoặc có thể làm được (1 Cô-rinh-tô 15:10).

Sách Công vụ nói đến giai đoạn xây dựng hội thánh đầu tiên, trong đó có sự tăng trưởng đáng kể về mặt hành chính và thần học. Ví dụ, chúng ta có thể thấy điều này trong cách hội thánh giải quyết các câu hỏi liên quan đến sự Đức Chúa Giê-su đến lần thứ hai, tình trạng của các dân Ngoại, và vai trò của đức tin trong sự cứu rỗi. Tuy nhiên, những gì hội thánh đầu tiên có thể hoàn thành trong một khoảng thời gian ngắn như vậy, là lời chứng vĩnh cửu về những gì Đức Chúa Trời có thể làm được qua những người có lòng khiêm tốn trong lời cầu nguyện, sống vượt lên trên những khác biệt cá nhân, và để Đức Thánh Linh dùng họ vì sự tôn quý và vinh hiển của Đức Chúa Trời.

Sách Công vụ là chuyện tích về những người được Đức Chúa Trời kêu gọi để bắt đầu một công việc; vậy chúng ta là những người được Chúa kêu gọi có thể học được gì từ câu chuyện của họ để kết thúc công việc này?

Wilson Paroschi là giáo sư giải nghĩa sách Tân Ước tại Đại học Cơ Đốc Phục Lâm Brazil (UNASP), Engenheiro Coelho, São Paulo. Ông có bằng tiến sĩ về Tân Ước từ Đại học Andrews (2004) và thực hiện các cuộc nghiên cứu sau chương trình tiến sĩ tại Đại học Heidelberg, Đức (2011).

Xem / Tải về toàn bộ bài học theo liên kết sau đây:
=> Công Vụ Các Sứ Đồ (Bài Học Sa-bát Quý 3 – 2018 – FULL)

Mục Lục

1. CÁC NGƯƠI SẼ LÀ NHÂN CHỨNG CỦA TA (30 Tháng 6 – 6 Tháng 7)
2. LỄ NGŨ TUẦN (7 Tháng 7 – 13 Tháng 7)
3. ĐỜI SỐNG TRONG HỘI THÁNH ĐẦU TIÊN (14 Tháng 7 – 20 Tháng 7)
4. CÁC NHÀ LÃNH ĐẠO HỘI THÁNH ĐẦU TIÊN (21 Tháng 7 – 27 Tháng 7)
5. SỰ TRỞ LẠI ĐẠO CỦA PHAO-LÔ (28 Tháng 7 – 3 Tháng 8)
6. CHỨC VỤ CỦA PHI-E-RƠ (4 Tháng 8 – 10 Tháng 8)
7. CUỘC TRUYỀN GIÁO ĐẦU TIÊN CỦA PHAO-LÔ (11 Tháng 8 – 17 Tháng 8)
8. GIÁO HỘI NGHỊ TẠI THÀNH GIÊ-RU-SA-LEM (18 Tháng 8 – 24 Tháng 8)
9. CUỘC TRUYỀN GIÁO THỨ HAI (25 Tháng 8 – 31 Tháng 8)
10. CUỘC TRUYỀN GIÁO THỨ BA (1 Tháng 9 – 7 Tháng 9)
11. PHAO-LÔ BỊ BẮT Ở GIÊ-RU-SA-LEM (8 Tháng 9 – 14 Tháng 9)
12. PHAO-LÔ BỊ TÙ (15 Tháng 9 – 21 Tháng 9)
13. CHUYẾN ĐI CỦA PHAO-LÔ ĐẾN LA MÃ (22 Tháng 9 – 28 Tháng 9)

Tác giả:
Wilson Paroschi, PhD

Dịch giả:
Bà Phạm Thanh Minh

Ban hiệu đính:
Mục sư Nguyễn Khắc Vinh
Kezia Tuyết Nguyễn
Nguyễn Đăng Hưng

Trình bày:
Nguyễn Đăng Hưng

Website Trường Sa-bát:
giaohoicodoc.org/truong-sabat

Mọi liên lạc, thư từ xin gởi về:
Mục sư Nguyễn Khắc Vinh
Tiếng Nói Hy Vọng
P.O. Box 5704, El Monte, CA 91734
Tel. (626) 422-6841
www.TiengNoiHyVong.org

Check Also

Cuộc Khủng Hoảng Về Danh Tánh (Bài Học 1, 26 Tháng 12 – 1 Tháng 1, 2021)

CÂU GỐC: “Bây giờ hãy đến, cho chúng ta biện luận cùng nhau. Dầu tội …

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *