Nhiều người sợ dấu đó đến nỗi không muốn có số An Sinh Xã Hội. Những người khác quá sợ những mã số in trên hàng hóa mà máy thu ngân có thể đọc. Có điều gì bí ẩn trong những mã số đó? Đề tài chương này là Dấu con thú—một đề tài đã gợi hứng cho nhiều cuộc tranh luận, và nhiều ý tưởng lạ thường. Đó cũng là một đề tài quan trọng trong sách Khải huyền. Chúng ta tự hỏi: Con Thú là ai? Có phải là một người hay một tổ chức? Con số 666 có nghĩa gì? Dấu của con thú là gì? Và quan trọng hơn hết là làm sao tránh nhận dấu đó?
Hãy trở lại sách Khải huyền để tìm câu trả lời. Trong Khải huyền 13:1, sứ đồ Giăng nói, “Tôi thấy ở dưới biển lên một con thú.” Chúng ta nói đến biểu hiệu của Hoa Kỳ là chim phụng hoàng, và nước Nga là con gấu. Đó là những con vật tượng trưng cho một quốc gia hay một quyền lực trên thế giới. Ở đây Khải huyền miêu tả một quyền lực ở dưới biển lên. Theo lời tiên tri Kinh Thánh, biển tượng trưng cho nhiều dân tộc, nhiều người, vì Khải huyền 17:15 nói, “những dòng nước. . . tức là các dân tộc, các chúng, các nước và các tiếng.” Như vậy, con thú lên từ một nơi đông dân cư. Khải huyền 13:2 nói tiếp, “Con thú tôi thấy đó giống như con beo; chơn nó như chơn gấu, miệng như miệng sư tử.” Đây là một con thú hỗn hợp. Giăng dùng những biểu tượng giống như Đa-ni-ên đã dùng khi nói về Ba-by-lôn như sư tử, Mê-đi Ba-tư như con gấu, Hy Lạp như con beo, và Đế quốc La Mã như con rồng. Con thú trong Khải huyền 13 tiếp theo bốn đế quốc kể trên. Hãy tìm xem bảy đặc điểm giúp ta nhận diện con thú. Chúng ta sẽ nghiên cứu Kinh Thánh và lịch sử thế giới để biết chắc những điều nhận diện trên là đúng.
Đặc Điểm Thứ Nhất. Phần chót của câu 13:2 nói rằng, “Con rồng đã lấy sức mạnh, ngôi, và quyền phép lớn mà cho nó.” Con rồng ở đây tiêu biểu cho Đế quốc La Mã Ngoại Giáo. Khải huyền 12:9 cho biết con rồng cũng là Sa-tan, và nó làm việc qua loài người. Trong Khải huyền 12, con rồng tìm cách hủy diệt Đức Chúa Giê-su qua La Mã Ngoại giáo. Một vua La Mã là Hê-rốt đã tìm cách giết hài nhi Giê-su (Ma-thi-ơ 2). Thống đốc La Mã là Phi-lát đã kết án tử hình Đức Chúa Giê-su. Một người lính La Mã đã đóng đinh Ngài trên thập tự giá. Dấu La Mã đã đóng ấn lên cửa mộ của Chúa. Lính La Mã đã gác trước cửa ngôi mộ của Ngài. Như thế con rồng Sa-tan đã dùng đủ mọi cách để hủy diệt Đức Chúa Giê-su qua La Mã Ngoại giáo. Nhưng La Mã Ngoại giáo đã trở nên La Mã Giáo hoàng, khi vua Constantine dời thủ đô về Constantinople và để lại thành La Mã cho giáo hoàng La Mã. Sử gia nổi tiếng Arthur P. Stanley miêu tả sự chuyển giao quyền hành từ chính trị qua tôn giáo như sau, “Các giáo hoàng thay chỗ cho các hoàng đế của La Mã, thừa hưởng quyền lực, uy tín và chức tước từ ngoại giáo.” Sử gia Thomas Hobbes thật sự nói rằng quyền thế giáo hoàng là “bóng ma của Đế quốc La Mã đã chết, nay ngồi nhận mão triều từ mồ mả của La Mã.”
Đặc Điểm Thứ Hai. Quyền lực này trong Khải huyền 13 trở nên một quyền lực tôn giáo, không phải là một quyền lực chính trị. Khải huyền 13:8 nói, “Hết thảy những dân sự trên đất đều thờ lạy nó, là những kẻ không có tên ghi trong sách sự sống của Chiên Con đã bị giết từ buổi sáng thế.” Hết thảy mọi người trên đất sẽ thờ lạy con thú ấy, trừ những người có tên trong sách sự sống. Như vậy, một quyền lực trên thế giới đã khởi đầu việc thờ lạy con thú. Và dĩ nhiên quyền thế Giáo hoàng La Mã là một quyền lực tôn giáo toàn cầu, vượt qua mọi ranh giới địa dư.
Đặc Điểm Thứ Ba. Khải huyền 13:5 nói rằng con thú “được ban cho cái miệng nói những lời kiêu ngạo phạm thượng.” Chính Đấng Christ đã hai lần bị lên án là phạm thượng: một lần trong Lu-ca 5:20, 21, vì tuyên bố rằng Ngài có quyền tha tội, và lần nữa trong Giăng 10:30-33, vì nói rằng Ngài là Đức Chúa Trời. Đức Chúa Giê-su không nói phạm thượng vì chính Ngài là Đức Chúa Trời, và Ngài thật có quyền tha tội! Nhưng một người phàm mà nhận như vậy thì người ấy thật đã phạm thượng. Xin đọc tuyên ngôn số 1-4 của Giáo hội La Mã trong phần phụ bản.
Đặc Điểm Thứ Tư. Khải huyền 13:7 nói về con thú như vầy, “Nó lại được phép giao chiến cùng các thánh đồ và được thắng.” Bắt bớ! Người ta ước lượng số Cơ Đốc nhân bị Giáo hội bắt bớ trong Thời kỳ Hắc Ám khoảng 30 triệu người. Trong thời Tòa án Công giáo, Cơ Đốc nhân bị bắt, tra tấn và thiêu sống. Nhiều gia đình, cộng đồng bị giết hết chỉ vì tội “theo dị giáo”—họ dám tin những điều khác với những gì giáo hội dạy. Chính Giáo hội La Mã thú nhận đã làm những cuộc bắt bớ ấy. Xin đọc tuyên ngôn số 5 và 6 trong phần phụ bản.
Đặc Điểm Thứ Năm. Khải huyền 13:5 nói, “Nó lại được quyền làm việc trong bốn mươi hai tháng.” Theo Kinh Thánh, thì một tháng có 30 ngày (Sáng thế Ký 7:11, 24; 8:3, 4 cho thấy thời gian năm tháng là 150 ngày). Và một ngày tiên tri trong Kinh Thánh là một năm (Ê-xê-chi-ên 4:6). Như vậy, 42 tháng x 30 ngày = 1260 ngày tiên tri, hay 1260 năm.
Các sách sử cho thấy năm 538 S.C. là một năm quan trọng cho quyền thế giáo hoàng. Trong năm đó, Hoàng đế Justinian ra chiếu chỉ phong chức giám mục La Mã làm giáo chủ tất cả các hội thánh. Như vậy, năm 538 S.C. đánh dấu sự khởi đầu quyền tối cao của hệ thống giáo hoàng. Cộng 1260 năm với 538 dẫn tới năm 1798. Trong năm đó, quyền thế Giáo hoàng bị trọng thương. Năm 1798, quân đội của Nã Phá Luân bắt cầm tù giáo hoàng và sau đó ông chết trong lưu đày. Lời tiên tri và lịch sử hòa hợp nhau, và 1260 năm xảy ra rất chính xác! Nhưng nếu Nã phá Luân đã học Kinh Thánh thì ông sẽ biết rằng quyền thế giáo hoàng chưa chấm dứt đâu, chỉ bị trọng thương thôi. Khải huyền 13:3 nói, “vết thương chết ấy được lành.” Và “cả thế gian đều lấy làm lạ mà theo con thú đó” trong những ngày cuối cùng.
Đặc Điểm Thứ Sáu. Khải huyền 13:18 thách thức, “kẻ nào thông minh, hãy tính số con thú, vì đó là một số người; số nó là sáu trăm sáu mươi sáu.” Trong Kinh Thánh, số bảy tượng trưng cho sự hoàn hảo, trọn vẹn, còn số sáu tượng trưng cho sự bất toàn, sự sai lầm của con người. Như vậy, ba số 6 diễn tả một điều gì rất sai lầm! Khải huyền 13:18 nói rõ ràng, “số con thú. . . là một số người.” Hay nói rõ hơn, “là số của tên nó.” Hay rõ hơn nữa, trong một câu chú giải ở cuối trang trong bản dịch Douay của Kinh Thánh Công giáo nói rằng, câu 18, “Sáu trăm sáu mươi sáu. Số những chữ trong tên người ấy sẽ lập thành số này.” Mỗi giáo hoàng có tên hiệu khác nhau, nhưng danh hiệu chính thức, hay là danh hiệu mà trong lễ thụ phong của mỗi vị tân giáo hoàng, là vicarius filii dei, đó là tiếng La Tinh có nghĩa là, “Người thay mặt Con Đức Chúa Trời.” Vì đây là một danh hiệu La Mã, chúng ta dùng số La Mã để tính số của danh hiệu này. Xin xem phần phụ bản số 7.
Đặc ĐiểmThứ Bảy. Khải huyền 13:16, 17 nói con thú bắt tất cả mọi người, “đều chịu ghi dấu hoặc trên tay hữu, hoặc trên trán, hầu cho người nào không có dấu ấy. . . thì không thể mua cùng bán được.” Dấu của con thú là biểu hiệu cho sự chống đối Đức Chúa Trời, hay là sự bất trung với chính phủ của Ngài. Những người kết hợp với con thú sẽ nhận dấu nầy. Nhưng một nhóm người khác sẽ nhận một dấu khác. Khải huyền 7:2, 3 nói rằng tôi tớ của Đức Chúa Trời sẽ được đóng ấn trên trán với Ấn của Đức Chúa Trời hằng sống. Họ là những người trung tín với Chúa, những người còn sót lại. Khải huyền 14:12 gọi họ là “các thánh đồ: chúng giữ điều răn của Đức Chúa Trời và giữ lòng tin Đức Chúa Giê-su.” Ấn của Đức Chúa Trời ở trong luật pháp của Ngài. Ê-sai 8:16 nói, “niêm phong luật pháp này trong môn đồ ta.” Xem lời giải thích số 8 của phụ bản.
Đức Chúa Trời gọi ngày Sa-bát là dấu hay ấn của Ngài, đó là dấu chứng tỏ quyền năng của Ngài. Con thú dùng gì để tiêu biểu cho quyền lực của nó? Xin đọc tuyên ngôn số 9 và 10 trong phần phụ bản.
Trong ngày cuối cùng của thế gian, sẽ có hai nhóm người, và hai dấu: Ấn của Đức Chúa Trời hằng sống và Dấu của con thú. Một bên là những điều răn của Đức Chúa Trời và ngày Sa-bát thật. Một bên là lời truyền khẩu của con thú và ngày sa-bát giả mà nó bắt mọi người phải theo—đó là sự giả mạo của Sa-tan.
PHỤ BẢN
1. “Đức Giáo Hoàng là một vị rất cao trọng, tôn vinh, không chỉ là một người phàm, nhưng như là Đức Chúa Trời, và là người thay mặt Ngài. . . . Đức Giáo Hoàng giống như là Đức Chúa Trời trên đất.”—Lucius Ferraris, “Papa” bài số 2 trong quyển Prompta Bibliotheca (Handy Library), Bộ 6, trang 26-29.
2. “Chúng ta [các Giáo Hoàng] giữ địa vị của Đức Chúa Trời Toàn Năng trên thế gian này.”—Giáo Hoàng Leo XIII, Những Thư Tín Chỉ Dụ của Đức Giáo Hoàng Leo XIII, trang 304.
3. “Các ngươi có thể tìm kiếm trên thiên đàng hoặc nơi hạ giới, và ngươi chỉ tìm được một nhân vật duy nhất có quyền tha tội. . . . Nhân vật lạ thường ấy là linh mục, linh mục Công giáo.”—Michael Muller, Vị Linh Mục Công Giáo, trang 78.
4. “Muốn tha tội, dầu chỉ một tội mà thôi, cần phải có đại quyền của Đức Chúa Trời. . . . Người Do Thái thật không sai khi nói rằng, `Ai có thể tha tội ngoài Đức Chúa Trời?’ Nhưng điều mà chỉ mình Chúa có thể
làm được do đại quyền của Ngài, thì một Linh mục cũng có thể làm được bằng cách nói, `Ego te absolvo a peccatis tuis’ (Ta tha tội cho ngươi).”—Alphonsus de Liguori, Chức Vụ và Trách Nhiệm của Linh Mục, trang 34-35.
5. Báo Công Giáo, Western Watchman, ngày 28 tháng 12, 1908, nhìn nhận, “Giáo Hội đã bắt bớ. Chỉ có kẻ không biết về lịch sử giáo hội mới phủ nhận điều này. . . . Khi giáo hội nghĩ rằng dùng bạo lực là tốt, thì sẽ tiếp tục dùng bạo lực.”
6. Thật đáng lo ngại là câu này trong sách giáo khoa Công Giáo, “Giáo hội được đặc quyền thiên thượng để tịch biên tài sản của những người theo dị giáo, có quyền cầm tù hoặc đốt chúng trong lửa. . . . Quyền ra hình phạt nặng nhất, kể cả tử hình, thuộc về giáo hội. . . . Không tội nào nặng hơn tội theo dị giáo. . . vì vậy chúng phải bị nhổ tận gốc.”—Public Ecclesiastical Law (Luật Giáo Hội Cho Công Chúng), Bộ 2, trang 42.
7. Tính số con thú: VICARIUS FILII DEI theo số La Mã:
V . . . 5
I . . . 1
C . . . 100
A . . . 0 (chữ không dùng làm số)
R . . . 0 (chữ không dùng làm số)
I . . . 1
U . . . 5 (La Mã thời xưa dùng chữ V cho chữ U)
S . . . 0 (chữ không dùng làm số)
F . . . 0 (chữ không dùng làm số)
I . . . 1
L . . . 50
I . . . 1
I . . . 1
D . . . 500
E . . . 0 (chữ không dùng làm số)
I . . . 1
Tổng cộng = 666
8. Mỗi con dấu chính thức luôn luôn phải có ba yếu tố:
A. TÊN của người lãnh đạo
B. CHỨC VỤ của người lãnh đạo
C. LÃNH THỔ của người lãnh đạo
Thí dụ:
Tên: George Washington
Chức vụ: Tổng Thống
Lãnh thổ: Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ
Ấn của Đức Chúa Trời ở trong Luật pháp Ngài, Điều răn thứ tư. Xuất Ê-díp tô Ký 20:8-11 có đủ ba yếu tố này:
Tên: Đức Giê-hô-va
(Ê-sai 42:8; Giê-rê-mi 16:21; Xuất 15:3)
Chức Vụ: Đấng Tạo Hóa
(Xuất 20:11 – Đức Giê-hô-va dựng nên.)
LãnhThổ: Trời và Đất.
Chính ngón tay Chúa đã viết và đóng ấn Luật pháp của Ngài.
9. “Ngày Chủ Nhật là dấu của quyền hành chúng ta. . . . Giáo hội cao hơn Kinh Thánh, và việc đổi sự giữ ngày Sa-bát là bằng chứng của sự kiện này.”—Catholic Record, ngày 1 tháng 9, năm 1923.
10. “Kinh Thánh dạy, hãy nhớ giữ ngày Sa-bát thánh khiết. Giáo hội Công giáo nói Không! Bằng quyền thiên thượng của ta, ta dẹp bỏ ngày Sa-bát, và ra lệnh cho các ngươi phải giữ ngày thứ Nhất của tuần lễ. Và kìa! Toàn thế giới văn minh phủ phục vâng lời mạng lệnh của Giáo hội Công giáo.”—Cha Enright, nguyên Viện Trưởng Viện Đại Học Redemptorist College.
TRẮC NGHIỆM – 23
1. Kinh Thánh nói quyền lực con thú sẽ là một tổ chức toàn cầu, vì “______ thế gian đều lấy làm lạ mà theo con thú đó. . . . Nó cũng được quyền _______ mọi chi phái, mọi dân tộc, mọi tiếng và mọi nước.” Nhưng nó cũng là một hệ thống tôn giáo vì “họ cũng _______ _________ chính con thú.” Đó là một hệ thống tôn giáo toàn cầu.
(Xem hãy Khải huyền 13:3, 7, và 4.)
2. o Đúng o Sai
Chúng ta thấy rằng trái ngược với dấu Con Thú là “ấn của Đức Chúa Trời hằng sống.” Hai chữ dấu và ấn có cùng một nghĩa.
(Hãy xem Khải huyền 7:2, 3; Rô-ma 4:11; Ê-xơ-tê 8:8; Đa-ni-ên 6:8; Ê-xê-chi-ên 20:12, 20.)
3. Kinh Thánh nói con thú “trên những đầu có danh hiệu sự ________ __________ . . . . Nó được ban cho cái miệng nói những lời kiêu ngạo ________ ________ .”
(Hãy xem Khải huyền 13:1, 5; Đa-ni-ên 7:8, 20.)
4. Kinh Thánh nói trước quyền lực con thú sẽ bắt bớ dân sự trung tín của Đức Chúa Trời, bởi vì nó “được phép _______ _______ cùng các thánh đồ và được _______.”
(Hãy xem Khải huyền 13:7; Đa-ni-ên 7:21, 25.)
5. “Nó [con thú] lại được quyền _________ __________ trong _______ ________ ________ tháng,” tức là 1260 năm. Vì theo Kinh Thánh, một tháng có 30 ngày, và một ngày tiên tri là một năm.
(Hãy xem Khải huyền 13:5; 12:6; Ê-xê-chi-ên 4:6.)
6. Đến cuối thời kỳ 1260 năm, “Một cái trong các cái đầu nó [con thú] như bị thương đến chết.” “Chính mình sẽ bị làm ________ _______ .” “Nhưng vết thương chết ấy được _________ .”
(Hãy xem Khải huyền 13:3, 10.)