CÂU GỐC: “Dầu các sự này, chúng tôi lập giao ước chắc chắn, và chúng tôi ghi chép nó các quan trưởng, người Lê-vi, và những thầy tế lễ của chúng tôi đóng ấn cho . . . chúng tôi sẽ chẳng lìa bỏ đền của Đức Chúa Trời chúng tôi đâu” (Nê-hê-mi 9:38; 10:39).
KINH THÁNH NGHIÊN CỨU: Nê-hê-mi 10:1–29, Sáng thế Ký 4:8–19, Hê-bơ-rơ 13:20, Giô-suê 24, Nê-hê-mi 10:30–39, Hê-bơ-rơ 8:1–7.
Kinh thánh có ý gì mỗi khi nhắc đến “giao ước”? Lời giải thích dễ nhất cho loại giao ước nầy của Kinh Thánh là: đây là một sự thiết lập trên pháp lý về một mối tương giao giữa Đức Chúa Trời và dân Ngài. Đó là lời Đức Chúa Trời nói rằng, “Các ngươi là dân của ta, và ta là Đức Chúa Trời (Thần) của các ngươi.” Ngoài giao ước nầy, chúng ta cũng tìm thấy các văn kiện về giao kèo của người ta với nhau trong thời cổ đại, và thường là giữa các nhà lãnh đạo và các chư hầu dưới họ.
Các giao ước được thiết lập bởi vì chúng hữu ích cho cả đôi bên. Người lãnh đạo sẽ bảo hộ và chăm nom người dân, và người dân sẽ cống hiến. Nhưng với Đức Chúa Trời, giao ước của Ngài khác của người ta. Chúa sẽ không hưởng một triều cống nào cả, nhưng Ngài vẫn hứa là Ngài sẽ giữ lời và trung thành theo như giao ước, cho dầu khi người ta không giữ đúng phần giao ước của họ. Và thật vậy, những ân phước và sự rủa sả gắn liền theo như trong giao ước giúp cho dân Y-sơ-ra-ên biết khi nào thì những điều không hay sẽ xảy đến, đó là khi họ đã không giữ trọn giao ước.
Tuần nầy, trong Nê-hê-mi 9, chúng ta sẽ nghiên cứu về giao ước mà người Y-sơ-ra-ên đã tái lập với Đức Chúa Trời, và cùng thảo luận một số dữ kiện trong lịch sử và sự quan trọng của việc lập giao ước trong Kinh Thánh.
Xem / Tải về toàn bộ bài học theo liên kết sau đây: