Home / Trường Sa-bát / Được Cứu Chỉ Bởi Đức Tin – SÁCH RÔ-MA (Bài Học Sa-bát Quý 4, 2017)

Được Cứu Chỉ Bởi Đức Tin – SÁCH RÔ-MA (Bài Học Sa-bát Quý 4, 2017)

Martin Luther và Sách Rô-ma

Xem / Tải về toàn bộ bài học theo liên kết sau đây:
=> Được Cứu Chỉ Bởi Đức Tin – SÁCH RÔ-MA (Bài Học Sa-bát Quý 4, 2017) (Full)

Salvation by Faith Alone: The Book of Romans

Cũng vào tháng này cách đây năm trăm năm, Martin Luther đã đóng đinh 95 Tuyên ngôn Đức tin của mình vào cửa nhà thờ ở Wittenberg, nước Đức. Lúc đó, Luther 33 tuổi, là giáo sư về tôn giáo. Lúc đầu, Luther muốn bày tỏ 95 Tuyên ngôn Đức tin của mình chỉ để chứng minh Giáo hội Công giáo sai lầm khi “bán” sự tự do cho những người có tội để giải phóng họ khỏi bị hình phạt vì tội lỗi. Những giáo dân của Luther đã bị lừa gạt khi trả tiền cho người bán cho họ “sự tự do” này. Luther muốn chấm dứt việc buôn bán này. Vì vậy, ông đã công khai trình bày 95 Tuyên ngôn Đức tin của mình. Ông không chấp nhận những gì Giáo hội Công giáo làm. Và sự từ chối của ông trở thành “tia lửa” khởi đầu cuộc Cải chánh Phản đối (Protestant Reformation). Cuộc Cải chánh Phản đối là một sự thức tỉnh lớn về tôn giáo, khởi đầu vào thế kỷ thứ 16. Mục đích chính của phong trào này là thay đổi Giáo hội Công giáo La Mã để được tốt hơn. Sau đó, những sự thay đổi này đã dẫn tới sự bắt đầu các giáo phái Tin Lành. Martin Luther đã đem lại những thay đổi cho cuộc Cải chánh. Đức Thánh Linh đã hướng dẫn ông trong công việc vĩ đại này. Luther đã đem lại cho hằng triệu người những lẽ thật quan trọng của Kinh Thánh từ lâu bị giấu kín, và thế giới không bao giờ giống như trước kể từ đó.

Tất nhiên, nhiều điều đã thay đổi kể từ đó, năm 1517, khi Luther lần đầu tiên đóng đinh 95 Tuyên ngôn Đức tin của mình vào cửa nhà thờ. Nhưng Kinh Thánh và những lẽ thật của Kinh Thánh vẫn không thay đổi. Đây là trọng tâm của các sự dạy dỗ của Luther. Những lẽ thật này đã cho Luther sức mạnh để thách thức giáo hội La Mã, và đã giúp ông rao truyền cho nhiều người sứ điệp vĩ đại là chúng ta được cứu bởi đức tin mà thôi.

Ở trung tâm sứ điệp tuyệt vời của Luther là sách Rô-ma. Sách này là chủ đề nghiên cứu của chúng ta trong ba tháng này. Luther đã nói về sách Rô-ma, “Đây là thí dụ rõ ràng nhất về Tin Mừng được cứu bởi đức tin chỉ trong Đấng Christ mà thôi. Mọi Cơ Đốc nhân nên học thuộc lòng từng chữ, và nên để sứ điệp của bức thư này sống trong lòng mình mỗi ngày. Vì đó là “thức ăn” hằng ngày của linh hồn.” – Phỏng trích Martin Luther, Comments on Romans, J. Theodore Mueller dịch (Grand Rapids, MI: Kregel Publications, 1976), tr. 8.

Trên các trang của thư Rô-ma, Luther đã khám phá ra lẽ thật tuyệt vời của “sự được xưng công bình bởi đức tin” (Justification by faith). Sự được xưng công bình bởi đức tin là sự dạy dỗ rằng chúng ta được trọn vẹn trong Đức Chúa Trời chỉ bởi đức tin nơi Đức Chúa Giê-su mà thôi. Sự dạy dỗ này không những chỉ là lẽ thật vĩ đại của Tân Ước, mà cũng là lẽ thật tuyệt vời của cả Kinh thánh. Đó là chương trình cứu tội nhân của Đức Chúa Trời qua Đức Chúa Giê-su. Phao-lô nói, “Ấy chính Chúa đã cứu chúng ta, đã gọi chúng ta bởi sự kêu gọi thánh, chẳng phải theo việc làm chúng ta, bèn là theo ý riêng Ngài chỉ định, theo ân điển đã ban cho chúng ta trong Đức Chúa Giê-su Christ từ trước muôn đời vô cùng” (2 Ti-mô-thê 1:9). Ở đây, sứ đồ Phao-lô dạy rằng chúng ta được cứu chỉ bởi sự công bình của Đấng Christ. Sự công bình của Đấng Christ là quyền phép của Ngài làm cho chúng ta nên thánh và ban cho chúng ta sự chiến thắng tội lỗi. Quyền lực này được ban cho bởi đức tin, chứ không bởi việc tuân giữ luật pháp. Phao-lô nói về lẽ thật này rất rõ ràng trong Rô-ma, “vì chúng ta kể rằng người ta được xưng công bình bởi đức tin, chớ không bởi việc làm theo luật pháp” (Rô-ma 3:28).

Năm 1521, Luther đến thành Worms ở Đức, để bênh vực lẽ thật này. Ông nói, “Tôi không thể và sẽ không từ bỏ niềm tin của tôi. Vì không an toàn cho Cơ Đốc nhân chống lại những gì mà người đó tin là đúng… Đó là lập trường của tôi. Tôi tiếp tục tin vào những gì tôi nói. Tôi không thể làm khác hơn được.” – J. H. Merle D’Aubigné D.D., History of the Reformation of the Sixteenth Century, H. White dịch (New York: American Tract Society, quyển 2, tr. 249, phỏng trích. Ngày nay, những người trung thành theo đạo Tin Lành cũng phải từ chối không bỏ niềm tin của mình vào lẽ thật của Kinh Thánh, và không chấp nhận tất cả những sự dạy dỗ sai lầm.

Đúng là Cơ Đốc giáo đã tiến triển theo nhiều cách kể từ thời Luther. Thí dụ, Cơ Đốc giáo đã giải phóng con người khỏi hằng trăm năm sợ hãi và những sự dạy dỗ sai lầm. Những giáo lý giả dối này đã cố gắng thay đổi ý nghĩa của lẽ thật và ngay cả cố gắng để chiếm vị trí của lẽ thật.

Nhưng qua những năm dài, cuộc Cải chánh đã ngừng tiến tới. Ở một vài nơi, lẽ thật đã được thay thế bởi tôn giáo trống rỗng. Ở những nơi khác, một số người thậm chí còn trở lại với tôn giáo của Giáo hội Công giáo La Mã. Và bây giờ, chúng ta đang sống trong thời đại hiệp nhất giáo hội Thiên Chúa giáo (ecumenism). Hiệp nhất tôn giáo là tin rằng tất cả các giáo phái trên toàn thế giới nên hiệp lại như một giáo hội lớn. Chúng ta cũng sống trong thời đại đa nguyên (pluralism). Đa nguyên là sự giảng dạy rằng không chỉ có một thứ lẽ thật. Thay vào đó, phái đa nguyên dạy rằng có nhiều thứ lẽ thật. Và thường có sự bất đồng giữa những ý tưởng khác nhau về chân lý. Thật ra, vì chủ nghĩa hiệp nhất và chủ nghĩa đa nguyên, nhiều lẽ thật đặc biệt của cuộc Cải chánh đã trở nên không rõ ràng. Trên thực tế, nhiều điều rõ ràng đã bị che đậy bởi những lời nói và sự giảng dạy quỷ quyệt. Những lời này che đậy sự khác biệt giữa người Tin lành và người Công giáo. Nhưng những sự khác biệt đó thật sự đã có trong thời của Luther, và bây giờ vẫn hiện diện trong thời đại này. Chúng ta có thể đọc tất cả các điều đó trong Đa-ni-ên 7:23-25; Đa-ni-ên 8:9-12; Khải huyền 13, 14; và trong sách Rô-ma. Những sứ điệp đặc biệt này từ Đức Chúa Trời cho thấy tại sao những người trung thành với Kinh thánh phải nắm chặt những lẽ thật mà Luther và những nhà Cải chánh khác bảo vệ. Một số người theo Cải chánh thậm chí đã chết để bảo vệ đức tin của họ.

Là những tín đồ Cơ Đốc Phục Lâm, chúng ta phải đặt niềm tin vững chắc vào nguyên tắc quan trọng của Sola Scriptura (chỉ Kinh Thánh mà thôi). Quy tắc này có nghĩa là chỉ Kinh Thánh là thẩm phán tối cao của những gì là đúng. Vì vậy, cuối cùng, chúng ta phải từ chối bất cứ điều gì không đồng ý với Kinh Thánh. Quả thật, Kinh Thánh đã nói chúng ta phải ra khỏi giáo hội La Mã và các sự dạy dỗ của họ (Khải huyền 18:4). Thay vào đó, Kinh Thánh truyền cho chúng ta phải rao giảng cho cả thế giới “Tin Lành đời đời (Khải huyền 14:6). Lẽ thật này cũng đã hướng dẫn Luther và khiến cho lòng ông tràn đầy hy vọng cách đây 500 năm.

Xem / Tải về toàn bộ bài học theo liên kết sau đây:
=> Được Cứu Chỉ Bởi Đức Tin – SÁCH RÔ-MA (Bài Học Sa-bát Quý 4, 2017) (Full)

Salvation by Faith Alone: The Book of Romans

MỤC LỤC
1. SỨ ĐỒ PHAO-LÔ Ở THÀNH LA MÃ (30 Tháng 9 – 6 Tháng 10, 2017)
2. SỰ TRANH CÃI (7 Tháng 10 – 13 Tháng 10, 2017)
3. MỌI NGƯỜI ĐỀU ĐÃ PHẠM TỘI (14 Tháng 10 – 20 Tháng 10, 2017)
4. ĐƯỢC XƯNG CÔNG BÌNH BỞI ĐỨC TIN (21 Tháng 10 – 27 Tháng 10, 2017)
5. ĐỨC TIN CỦA ÁP-RA-HAM (28 Tháng 10 – 3 Tháng 11, 2017)
6. A-ĐAM VÀ ĐỨC CHÚA GIÊ-SU (4 Tháng 11 – 10 Tháng 11, 2017)
7. CHIẾN THẮNG TỘI LỖI (11 Tháng 11 – 17 Tháng 11 , 2017)
8. AI LÀ NGƯỜI TRONG RÔ-MA 7? (18 Tháng 11 – 24 Tháng 11, 2017)
9. “NHỮNG KẺ Ở TRONG ĐẤNG CHRIST” (25 Tháng 11 – 1 Tháng 12, 2017)
10. CON CÁI CỦA LỜI HỨA (2 Tháng 12 – 8 Tháng 12, 2017)
11. NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC LỰA CHỌN (9 Tháng 12 – 15 tháng 12, 2017)
12. ĐÁNH BẠI ĐIỀU ÁC BẰNG CÁCH LÀM ĐIỀU THIỆN (16 Tháng 12 – 22 tháng 12, 2017)
13. SỐNG ĐỜI CƠ ĐỐC NHÂN (23 Tháng 12 – 29 Tháng 12, 2017)

Tác giả:
Nhân viên Ban Biên Soạn Bài Học Sa-bát

Dịch giả:
Bà Phạm Thanh Minh

Ban hiệu đính:
Mục sư Nguyễn Khắc Vinh
Nguyễn Đăng Hưng

Trình bày:
Nguyễn Đăng Hưng

Website Trường Sa-bát:
giaohoicodoc.org/truong-sabat

Mọi liên lạc, thư từ xin gởi về:
Mục sư Nguyễn Khắc Vinh
Tiếng Nói Hy Vọng
P.O. Box 5704, El Monte, CA 91734
Tel. (626) 422-6841
www.TiengNoiHyVong.org

Check Also

Cuộc Khủng Hoảng Về Danh Tánh (Bài Học 1, 26 Tháng 12 – 1 Tháng 1, 2021)

CÂU GỐC: “Bây giờ hãy đến, cho chúng ta biện luận cùng nhau. Dầu tội …

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *