Home / Dưỡng linh / Lời sống hằng ngày / Giới Thiệu Sách Đa-ni-ên (Bài 1 – Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên)

Giới Thiệu Sách Đa-ni-ên (Bài 1 – Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên)

BÀI 1. GIỚI THIỆU SÁCH ĐA-NI-ÊN

Viễn ảnh của một cuộc chiến tranh nguyên tử kinh khủng có khiến bạn lo lắng không? Bạn có sợ là thế giới đi đến trận chiến cuối cùng chăng? Có phải địa cầu đang lao đầu vào một cuộc đấu tranh giữa các hành tinh trong vũ trụ? Tương lai thế giới sẽ đi về đâu? Có lẽ bạn đã thử tìm hiểu các lời tiên tri trong sách Đa-ni-ên, nhưng các biểu hiệu khiến bạn bối rối? Các câu hỏi trên và nhiều câu hỏi khác sẽ được giải đáp qua lớp tiên tri này.

Bạn sắp sửa bắt đầu một cuộc hành trình thích thú nhất. Bạn mong mỏi học được gì trong lớp tiên tri Đani-ên? Lớp này sẽ đem lại cho bạn những lợi ích gì?

Các Lợi Ích Của Đa-ni-ên:

1) Bạn sẽ thông hiểu các lời tiên tri trong sách Đa-ni-ên một cách rõ ràng.

2) Bạn sẽ làm nhiều người ngạc nhiên trước sự hiểu biết của bạn về sách Đa-ni-ên.

3) Bạn sẽ biết được những câu chuyện đầy lý thú về tấn tuồng vĩ đại đang diễn ra trong vũ trụ 2 giữa hai thế lực thiện ác và sự chiến thắng cuối cùng của Đấng Christ.

4) Bạn sẽ cải tiến mối tương giao với Đức Chúa Giê-su Christ khi bạn biết rõ hơn về Ngài, là Đấng giải cứu dân sự Đức Chúa Trời.

5) Bạn sẽ được bình an nội tâm khi biết rằng Đức Chúa Trời luôn luôn kiểm soát mọi biến cố trong thế gian này.

Nghiên cứu sách Đa-ni-ên sẽ rất hứng thú vì bạn sẽ học biết nhiều biểu tượng tiên tri. Đối với một số người, các biểu tượng này gây trở ngại trong việc tìm hiểu lời tiên tri. Nhưng điều đáng mừng là bạn có thể hiểu được sách này. Khi học khóa này, bạn sẽ biết ý nghĩa của những biểu tượng, bạn sẽ hiểu các lời tiên tri trong sách Đa-ni-ên, và những chuyện tích sẽ trở nên vô cùng sống động và thích thú đối với bạn.

Ba Nguyên Tắc Để Học Lời Đa-ni-ên:

1) Các biểu tượng tiên tri trong sách Đa-ni-ên phải được giải nghĩa bằng Kinh Thánh, chớ không giải nghĩa theo ý loài người (II Phi-e-rơ 1:20). Muốn hiểu đúng các lời tiên tri, chúng ta phải để Kinh Thánh tự giải nghĩa.

2) Kiến thức chính xác về các lời tiên tri của Đa-ni-ên sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về Đức Chúa Giê-su Christ. Chúng ta có thể hiểu đúng lời tiên tri khi lời ấy đặt Đức Chúa Giê-su Christ là trung tâm điểm.

3) Sách Đa-ni-ên nói nhiều về thời kỳ cuối cùng. Vì vậy sự nghiên cứu của chúng ta sẽ tập trung vào việc chuẩn bị cho ngày cuối cùng.

TÁC GIẢ VÀ NIÊN ĐẠI

1. Ai là tác giả sách Đa-ni-ên? (Đa-ni-ên 12:4, 5, 9).
a. Nê-bu-cát-nết-sa
b. Đa-ni-ên
c. Đa-vít

Lời chứng trong sách Đa-ni-ên cho biết tiên tri Đa-ni-ên là tác giả của sách này. Bằng cớ này không những qua lời chứng trong Kinh Thánh, nhưng cũng qua sự kiện chỉ một người rất thân cận với Nê-bu-cát-nết-sa, vua Ba-by-lôn, mới có thể ghi 3 lại được các chi tiết bí ẩn về vua như đã tiết lộ trong sách Đani-ên.

2) Đức Chúa Giê-su có công nhận tiên tri Đa-ni-ên là tác giả của sách Đa-ni-ên không? (Ma-thi-ơ 24:15).

a. Có
b. Không

Đức Chúa Giê-su đã truyền các môn đồ Ngài hãy học sách Đa-ni-ên, vì họ có thể hiểu được các lời tiên tri ấy. Cũng trong lời tuyên bố này, Ngài nhìn nhận tiên tri Đa-ni-ên là tác giả sách đó.

3) Sách Đa-ni-ên đã được viết vào lúc nào? (Đa-ni-ên 1:1).

a. Năm thứ hai đời vua Nê-bu-cát-nết-sa
b. Năm đầu đời vua Si-ru
c. Năm thứ ba đời Giê-hô-gia-kim

Vì tiên tri Đa-ni-ên là tác giả, nên sách này phải được viết trong lúc tiên tri còn sống, khoảng 600 năm Trước Chúa (T.C.). Đa-ni-ên và dân Y-sơ-ra-ên bị vua Nê-bu-cát-nết-sa bắt đem qua Ba-by-lôn làm phu tù vào năm 606 T.C. và sống qua thời đế quốc Mê-đi Ba-tư thống trị thế giới bắt đầu vào năm 538 T.C. Như vậy, sách Đa-ni-ên phải được viết trong khoảng thời gian này.

BỐI CẢNH CỦA SÁCH ĐA-NI-ÊN

4) Ai đã chiến thắng Giê-ru-sa-lem và bắt Đa-ni-ên và dân sự Chúa làm phu tù ở Ba-by-lôn? (Đa-ni-ên 1:1).

a. Vua Đa-ri-út
b. Vua Nê-bu-cát-nết-sa
c. Vua Bên-xát-sa

Vì bất tuân Đức Chúa Trời, dân Do Thái đã bị bắt làm phu tù. Vua Nê-bu-cát-nết-sa đã hủy diệt thành Giê-ru-sa-lem và đem phần lớn dân Do Thái qua xứ Ba-by-lôn. Sách Đa-ni-ên mở đầu cho thấy cảnh thành Giê-ru-sa-lem bị bỏ hoang do sự tàn phá của vua ngoại giáo Nê-bu-cát-nết-sa, và dân sự Đức Chúa Trời bị lưu đày nơi đất khách quê người. Sự nghiên cứu của chúng ta sẽ cho thấy Đức Chúa Trời luôn luôn có thể biến đổi bất cứ nghịch cảnh thành điều tốt lành cho con cái Ngài.

5) Các biến cố trong sách Đa-ni-ên chỉ về thời kỳ nào? (Đa-niên 12:4, 9, 13).

a. Thời kỳ cuối cùng
b. Thời kỳ trước Chúa giáng sinh
c. Thời kỳ sau Chúa giáng sinh

Mặc dầu sách Đa-ni-ên được viết trong lúc dân sự Đức Chúa Trời bị làm phu tù ở Ba-by-lôn vì tội lỗi của họ, điểm chính của sách không phải nhấn mạnh vào sự lưu đày của dân Do Thái, nhưng là thời kỳ cuối cùng. Khi học sách Đa-ni-ên, chúng ta nên nhớ rằng mọi ý tưởng trong sách đều chỉ về thời kỳ cuối cùng của thế gian. Điều này khiến sách Đa-ni-ên rất có ý nghĩa đối với chúng ta ngày nay.

6) Hai phần chính của sách Đa-ni-ên là gì?

a. Lịch sử và văn thơ
b. Phúc Âm và tiên tri
c. Lịch sử và tiên tri

Sách Đa-ni-ên gồm có hai phần chính:

a. Sáu đoạn đầu của sách có tính cách lịch sử, ghi chép lại các câu chuyện trong thời Đa-ni-ên.

b. Sáu đoạn sau của sách có tính cách tiên tri, nói về thời kỳ cuối cùng.

Phần lịch sử cho chúng ta chìa khóa để hiểu ý nghĩa các biến cố lịch sử. Còn phần tiên tri hé bức màn để chúng ta thấy Đức Chúa Trời đang điều khiển bánh xe lịch sử hướng về biến cố tuyệt đỉnh là sự tái lâm của Đấng Cứu Thế.

Nhiều người đã bỏ phần lịch sử trong lúc nóng lòng muốn tìm hiểu các lời tiên tri, nên không hiểu được các ý nghĩa sâu xa trong sách. Các câu chuyện trong Đa-ni-ên không chỉ là chuyện đời xưa; nhưng là những thí dụ được dùng để làm sáng tỏ các lời tiên tri. Các câu chuyện nói về những việc xảy đến cho Đa-ni-ên và các bạn ông trong thời cổ Ba-by-lôn là tượng trưng cho kinh nghiệm mà dân sự Đức Chúa Trời sẽ phải trải qua trong ngày cuối cùng.

Xin nhớ rằng điểm chính của sách Đa-ni-ên là thời kỳ cuối cùng – lúc ấy, sự tranh chấp giữa thiện và ác sẽ chấm dứt. Trong khóa học này, chúng ta sẽ nghiên cứu toàn bộ sách Đani-ên, từng đoạn một, gồm cả phần lịch sử và tiên tri. Chúng ta sẽ học hỏi phần lịch sử để tìm hiểu sứ điệp cho thời kỳ cuối cùng. Sau đó, chúng ta sẽ thấy các lời tiên tri đã nói trước về tình trạng trong ngày cuối cùng. Cả một chương trình học hỏi hào hứng đang chờ đợi chúng ta trong sách Đa-ni-ên. Thêm vào đó, chúng ta sẽ hiểu thêm các lời tiên tri quan trọng của sách Khải huyền.

7. Lợi ích gì khi học lời tiên tri? (II Phi-e-rơ 1:19).

a. Tìm niềm hy vọng cho tương lai
b. Ánh sáng soi dẫn chúng ta đi theo lẽ thật
c. Câu (a) và (b) đều đúng

Kinh Thánh nói lời tiên tri là chắc chắn; chúng ta nên nghe theo lời khuyên dạy đó. Thay vì nghiên cứu Kinh Thánh để tìm được niềm hy vọng cho ngày nay, nhiều người quay sang khoa học huyền bí, đồng bóng, và phù thủy để tìm hiểu các sự hỗn loạn trong thế giới. Kinh Thánh khẳng định rằng các lời giải đáp thật chỉ có thể tìm được nơi lời tiên tri. Lời tiên tri là ánh sáng soi đường cho chúng ta, và học lời tiên tri sẽ giúp chúng ta sẵn sàng tiếp nhận Đấng Christ vào lòng mình.

Chúng tôi cầu nguyện cho sự nghiên cứu lời tiên tri trong sách Đa-ni-ên sẽ đem lại cho bạn ánh sáng rực rỡ từ Đấng Cứu Thế nhiệm mầu.

CÁC BIỂU TƯỢNG TRONG LỜI TIÊN TRI

Sách Đa-ni-ên phần lớn dùng những biểu tượng. Để có thể giải thích đúng các lời tiên tri, chúng ta phải hiểu ý nghĩa các biểu tượng đó. Khi đã hiểu được các biểu tượng thì lời tiên tri sẽ trở nên rõ ràng.

8) Xin cho biết ý nghĩa của biểu tượng “Đầu bằng vàng” (Đani-ên 2:38).

a. Vua
b. Quyền lực
c. Giàu sang 6

9) Xin cho biết ý nghĩa của biểu tượng “Con thú” (Đa-ni-ên 7:23).

a. Hòa bình
b. Nước
c. Sức mạnh

Nói vậy không có nghĩa rằng mỗi khi các chữ trên đây được dùng trong Kinh Thánh thì đều mang ý nghĩa các biểu tượng này; thật ra, chúng chỉ là biểu tượng cho các lời tiên tri như trong sách Đa-ni-ên.

GIẢI NGHĨA SÁCH ĐA-NI-ÊN

Sách Đa-ni-ên gồm có bốn phần tiên tri chính: (1) Đa-ni-ên đoạn 2; (2) Đa-ni-ên đoạn 7; (3) Đa-ni-ên đoạn 8, 9; và (4) Đa-ni-ên đoạn 10-12. Mỗi phần này nói về một giai đoạn dài của lịch sử suốt từ thời Đa-ni-ên cho đến ngày tận thế. Điểm chính của mỗi dự ngôn đều chỉ về thời kỳ cuối cùng.

1) Đa-ni-ên đoạn 2 cho chúng ta những nét đại cương về lịch sử từ thời Đa-ni-ên cho đến thời hiện đại.

2) Đoạn 7 nói về cùng một giai đoạn lịch sử, nhưng dùng các biểu tượng khác, và đi sâu hơn với nhiều chi tiết về thời kỳ quan trọng trước ngày tận thế.

3) Đoạn 8 và 9 cũng bàn về cùng một giai đoạn như hai phần trên, nhưng nhiều chi tiết được thêm vào về thời kỳ cuối cùng.

4) Đoạn 10-12 cũng bàn về cùng một giai đoạn, nhưng mở rộng tầm hiểu biết của chúng ta về thời kỳ cuối cùng.

Nguyên tắc mà Đa-ni-ên dùng được gọi là cách trình bày “đại cương”, qua đó lịch sử thế giới từ thời Đa-ni-ên cho đến thời cuối cùng được ghi chép sơ lược, và mỗi lời tiên tri tiếp theo đi sâu hơn vào thời kỳ cuối cùng. Bằng cách này Đa-ni-ên có thể bảo đảm rằng các lời tiên tri được xây dựng trên căn bản lịch sử, để nhờ đó, khi thấy các 7 lời tiên tri được ứng nghiệm, chúng ta có thể nhận định vị trí mình trong lịch sử nhân loại. Trong khóa học này, chúng ta sẽ áp dụng nguyên tắc vừa kể, một nguyên tắc mà sách Đa-ni-ên đã nêu lên rõ ràng. Nói cách khác, chúng ta sẽ thấy những lời tiên tri quan trọng này đều bắt đầu trong thời Đa-ni-ên, tiếp diễn theo lịch sử, và tập trung vào thời kỳ cuối cùng. Thật là ngạc nhiên khi nhận thức rằng chúng ta đang sống trong thời kỳ cuối cùng mà tiên tri Đa-ni-ên đã nói trước.

Chúng ta cũng nên lưu ý rằng có những lời giải thích khác cho sách Đa-ni-ên. Một số lời giải này đã nhầm lẫn đặt niên hiệu của sách Đa-ni-ên vào thế kỷ thứ hai trước Chúa, và giải nghĩa các biến cố trong sách này xảy ra phần lớn trong thời đế quốc Hy Lạp. Các lý thuyết này cho rằng tất cả các lời tiên tri của Đa-ni-ên đều đã ứng nghiệm, vì thế sách Đa-ni-ên không có ý nghĩa gì cho ngày nay. Những lý thuyết khác thì nói ngược lại hoàn toàn, chủ trương rằng các sự việc trong sách Đa-ni-ên chưa xảy ra. Vì các quan điểm này không đặt nền tảng trên lịch sử, nên không ai biết chắc khi nào các lời tiên tri sẽ được ứng nghiệm. Khóa học tiên tri này áp dụng phương pháp giải thích phù hợp với bằng chứng của Kinh Thánh. Theo đó, các lời tiên tri đã bắt đầu trong thời Đa-niên sẽ đạt đến cực điểm trong thời kỳ cuối cùng. Như vậy, các lời tiên tri trải qua nhiều thời đại, đặt nền tảng trên lịch sử, và tập trung vào tương lai. Từ xưa đến nay, đây là cách giải nghĩa thích hợp nhất về những lời tiên tri trong sách Đa-ni-ên do các học giả Do Thái giáo và Cơ Đốc giáo.

Bài học thứ hai sẽ nghiên cứu chủ đề vô cùng hào hứng của sách Đa-ni-ên. Khi chủ đề của sách trở nên rõ ràng, chúng ta sẽ khởi sự học từng đoạn trong sách. Những giây phút thích thú đang chờ đợi chúng ta khi các lời tiên tri kỳ diệu này được sáng tỏ và cho thấy sự liên hệ giữa các câu chuyện khác nhau trong Đa-ni-ên và thời kỳ cuối cùng.

Xin nhớ rằng điểm chính của sách Đa-ni-ên là thời kỳ cuối cùng – lúc đó cuộc tranh chấp giữa thiện và ác sẽ chấm dứt. Hào hứng biết bao khi bạn sẽ khám phá qua khóa học này, là chúng ta đang sống trong thời kỳ cuối cùng như đã nói trước trong sách Đa-niên. Thật là một tin vui mừng cho nhân loại khắp hoàn cầu đang phải đối diện tương lai với lòng đầy e ngại! Nhưng còn quan trọng hơn nữa, là sách Đa-ni-ên tập trung vào Đức Chúa Giê-su Christ. Những lời tiên tri bày tỏ những sự kiện mới mẻ diệu kỳ về Ngài và những dự định của Ngài về tương lai. Chúng tôi cầu nguyện và ước mong rằng, qua khóa học này, bạn sẽ hiểu biết nhiều hơn về Đức Chúa Giê-su Christ.

TÓM LƯỢC

Những bài học trong đoạn này:

1) Tiên tri Đa-ni-ên là tác giả của sách Đa-ni-ên. Điều này được tiên tri đề cập đến nhiều lần trong sách, và được Đức Chúa Giê-su công nhận trong Ma-thi-ơ 24:15. Ngài cũng truyền các môn đồ Ngài hãy học sách Đa-ni-ên. Kiến thức chính xác về sách này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về Đức Chúa Giê-su là trung tâm điểm của mọi lời tiên tri.

2) Hai phần chính trong sách Đa-ni-ên là lịch sử và tiên tri. Đức Chúa Trời ban thêm sự hiểu biết lời tiên tri trong ngày cuối cùng để khuyến khích và hướng dẫn hội thánh qua cơn khủng hoảng sắp đến hầu sửa soạn một dân sự cho ngày tái lâm vĩ đại của Đấng Christ.

3) Đức Chúa Trời dùng nhiều biểu tượng khi khải thị về những biến cố lịch sử trong sách Đa-ni-ên. Khi nghiên cứu sách này, chúng ta phải hiểu ý nghĩa những biểu tượng ấy và phải lấy Kinh Thánh giải nghĩa Kinh Thánh. Vì những biến cố lịch sử đã được ứng nghiệm rất chính xác như đã dự ngôn, nên đức tin của chúng ta nơi lời tiên tri của Chúa càng vững mạnh hơn.

QUYẾT ĐỊNH

  • Tôi mong ước hiểu biết Đức Chúa Giê-su nhiều hơn qua sự học hỏi các lời tiên tri trong sách Đa-ni-ên.

Kiểm Tra 1

1) Nguyên tắc để giải nghĩa Kinh Thánh là gì?

________________________________________________

2) Sách Đa-ni-ên được viết vào lúc nào?

________________________________________________

3) Ai đã thắng Giê-ru-sa-lem và bắt Đa-ni-ên làm phu tù?

________________________________________________

4) Hai phần chính của sách Đa-ni-ên là gì?

________________________________________________

5) Sách Đa-ni-ên chỉ về biến cố nào?

________________________________________________

6) Ai là tác giả sách Đa-ni-ên?

________________________________________________

Xin điền vào các chỗ trống:

Đầu bằng vàng tượng trưng cho ______ _______ _______ .

Các con thú tượng trưng cho ______ _______ ________ .

Các sừng tiêu biểu cho ________ _________ .

Tải về bài học (pdf) theo liên kết sau đây:

Bai 01 – Gioi Thieu Sach Danien

Tải về file trắc nghiệm (pdf) theo liên kết sau đây:

Trac Nghiem 01 – Danien

 

Check Also

Cứu Cấp

Vào tháng Giêng năm 2010, Wesley Autrey đang chờ đợi chiếc xe điện ngầm ở …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *