Home / Dưỡng linh / Lời sống hằng ngày / Người Mới Đời Sống Mới (Bài 19 – CON ĐƯỜNG SỐNG)

Người Mới Đời Sống Mới (Bài 19 – CON ĐƯỜNG SỐNG)

Đây là câu chuyện rất cảm động của vị Mục sư làm việc với một trung tâm cải huấn:

“Cách đây vài năm, tôi nhận được thư yêu cầu xin học Kinh Thánh của một phạm nhân. Tôi trình bày lời yêu cầu này với ban điều hành trung tâm, và được họ vui lòng cho phép tôi đến thăm phạm nhân. Vì anh này rất hăng say học Kinh Thánh nên tôi đến thăm anh thường xuyên.

“Vào khoảng sáu tháng sau, anh yêu cầu được chịu phép báp-têm và gia nhập hội thánh. Ban điều hành trung tâm đồng ý cho một chỗ để làm phép báptêm trong nhà tù. Các nhân viên và tù nhân nhóm họp lại để chứng kiến một trong những phép báp-têm cảm động nhất mà tôi đã thực hiện.

“Sau đó, anh được phóng thích mặc dù án của anh còn dài. Khi tôi hỏi lý do thì được biết là đời sống anh đã thay đổi rất nhiều. Anh trở thành một nhân chứng đắc lực cho Chúa nên anh không còn bị đối xử như một phạm nhân nữa. Anh được đoàn tụ với gia đình và bây giờ trở thành một nhà lãnh đạo của một hội thánh lớn.”

1. PHÉP BÁP-TÊM CÓ Ý NGHĨA GÌ?

Khi tù nhân này tin nhận Chúa và cuộc đời anh hoàn toàn thay đổi, tại sao chịu phép báp-têm rất quan trọng đối với anh? Một đêm nọ, trong cuộc đàm thoại với Ni-cô-đem, một nhà lãnh đạo của dân Y-sơ-ra-ên, Đức Chúa Giê-su đã nói rõ ràng về sự quan trọng và ý nghĩa của phép báp-têm. “Nếu một người chẳng sanh lại, thì không thể thấy được nước Đức Chúa Trời. Nếu một người chẳng nhờ nước và Thánh Linh mà sanh, thì không được vào nước Đức Chúa Trời” (Giăng 3:3, 5).

Theo lời Chúa dạy, chúng ta phải “nhờ nước và Thánh Linh mà sanh.” “Sanh bởi Đức Thánh Linh” nghĩa là sống đời sống mới, có lòng mới, lý tưởng mới, mục tiêu mới. Trước khi được vào nước Chúa, chúng ta cần có đời sống mới hoàn toàn. Kinh Thánh gọi đó là sanh lại. Báp-têm bằng nước là hình thức bên ngoài, tượng trưng cho sự thay đổi bên trong. Trước khi làm phép báp-têm cho tù nhân, mục sư công nhận ứng viên có sự thay đổi mà Đức Thánh Linh đã bắt đầu trong đời anh.

2. TẠI SAO TÔI PHẢI CHỊU PHÉP BÁP-TÊM?

Chúng ta được cứu do ba công việc vĩ đại của Đức Chúa Giê-su, “Đấng Christ chịu chết vì tội chúng ta. . . Ngài đã bị chôn, đến ngày thứ ba, Ngài sống lại, theo lời Kinh Thánh” (I Cô-rinh-tô 15:3, 4).

Đấng Christ đã cứu chúng ta bởi sự chết, sự bị chôn và sự sống lại của Ngài.

“Anh em chẳng biết rằng chúng ta thảy đều đã chịu phép báp-têm trong Đức Chúa Giê-su Christ, tức là chịu phép báp-têm trong sự chết Ngài sao? Vậy chúng ta đã bị chôn với Ngài bởi phép báp-têm trong sự chết Ngài, hầu cho Đấng Christ nhờ vinh hiển của Cha được từ kẻ chết sống lại thế nào, thì chúng ta cũng sống trong đời mới thể ấy” (Rô-ma 6:3, 4).

Đấng Christ chết vì tội lỗi chúng ta, bị chôn và sống lại để cho chúng ta một đời sống mới trong sự công bình. Khi chịu phép báp-têm, là chúng ta chấp nhận là mình đồng chết, đồng chôn và đồng sống lại với Đức Chúa Giê-su. Vì nhờ huyết Ngài rửa sạch tội lỗi chúng ta, và Đức Thánh Linh giúp chúng ta sống đời sống mới trong Ngài.

3. TẠI SAO TÔI PHẢI DÌM MÌNH XUỐNG NƯỚC?

Đức Chúa Giê-su, gương mẫu siêu việt của chúng ta, đã được dìm mình xuống nước lúc Ngài chịu phép báp-têm. Ngài đến cùng Giăng tại sông Giô-đanh và thấy Giăng đương làm phép báp-têm “tại Ê-nôn, gần Sa-lim, vì ở đó có nhiều nước” (Giăng 3:23). Đấng gương mẫu của chúng ta xuống dòng sông Giô-đanh để chịu Giăng làm phép báp-têm, rồi “Đức Chúa Giê-su ra khỏi nước” (Ma-thi-ơ 3:16). Đức Chúa Giê-su không bao giờ phạm tội, Ngài chịu phép báp-têm để làm gương về điều chúng ta phải làm khi chúng ta nhận Ngài là Đấng Cứu Thế.

Kinh Thánh ghi lại lễ Báp-têm của hoạn quan, “Cả hai đều xuống nước, và Phi-líp làm phép báp-têm cho hoạn quan. Khi ở dưới nước lên, thì Thánh Linh của Chúa đem Phi-líp đi; hoạn quan chẳng thấy người nữa, cứ hớn hở đi đường” (Công vụ các Sứ đồ 8:38, 39).

Phi-líp đã hỏi hoạn quan về kinh nghiệm của ông với Đức Chúa Giê-su. Hoạn quan đã làm chứng về đức tin của mình, và xưng nhận rằng nhờ quyền phép của Đức Chúa Giê-su mà mình được cứu. Phi-líp “đưa người xuống nước” và chôn người xuống dòng sông để tượng trưng cho sự mai táng cuộc đời tội lỗi cũ. Kế đó, Phi-líp nâng hoạn quan từ “dưới nước lên” để tiêu biểu rằng ông đã sống lại để sống cuộc đời mới với Đấng Christ. Hoạn quan “cứ hớn hở đi đường,” với niềm vui của một cuộc đời mới trong Đấng Christ.

Chữ báp-têm từ tiếng Hy Lạp baptizo có nghĩa là “dìm xuống nước – chẳng hạn như khi chúng ta nhúng một chiếc áo trắng vào thuốc màu đỏ, lúc lấy lên áo đã nhuộm sắc đỏ.”

Đúng rồi, phép báp-têm có nghĩa như vậy. Đức Chúa Giê-su rửa sạch tội lỗi chúng ta bằng huyết báu của Ngài. Chỉ có sự dìm mình xuống nước mới nói lên được ý nghĩa của phép báp-têm – chết, chôn, và sống lại. “Phép báp-têm” bằng cách rảy nước không tượng trưng được ba sự việc này.

Phép báp-têm là một nghi lễ tượng trưng cho việc người ta phải thay đổi bên trong: dâng hiến tất cả cho Đấng Christ. Khi chúng ta giữ lại một điều gì, tức là chúng ta còn “nô lệ cho tội lỗi.” Khi hoàn toàn dâng hiến đời mình cho Đấng Christ, những khuynh hướng tội lỗi của chúng ta “trở nên bất lực” và sự biến hóa trong ta bắt đầu.

Ai chịu trách nhiệm cho sự thay đổi này? “Tôi đã bị đóng đinh vào thập tự giá với Đấng Christ, mà tôi sống, không phải là tôi sống nữa, nhưng Đấng Christ sống trong tôi; nay tôi còn sống trong xác thịt, ấy là tôi sống trong đức tin của Con Đức Chúa 5 Trời, là Đấng đã yêu tôi, và đã phó chính mình Ngài vì tôi” (Ga-la-ti 2:20).

Khi chúng ta nhận được quyền lực từ sự chết và sự sống lại của Đấng Christ, chúng ta thấy những đức tính của Ngài dần dần thay thế cho những thói quen xấu của chúng ta. “Nếu ai ở trong Đấng Christ, thì nấy là người dựng nên mới; những sự cũ đã qua đi, nầy mọi sự đều trở nên mới” (II Cô-rinhtô 5:17).

Qua phép báp-têm chúng ta biểu lộ sự ước ao được sống cuộc đời mới trong Chúa. Đức Chúa Giê-su làm cho chúng ta những gì chúng ta không thể tự làm cho mình. Khi ra khỏi nước, chúng ta là “người mới”; Chúa ban cho ta quyền lực để sống “cuộc đời mới”.

4. NHỮNG AI ĐƯỢC CHỊU BÁP-TÊM?

Những mệnh lệnh cuối cùng của Đức Chúa Giê-su khi từ giã các môn đồ là, “Hết thảy quyền phép ở trên trời và dưới đất đã giao cho Ta. Vậy, hãy đi dạy dỗ muôn dân, hãy nhân danh Đức Cha, Đức Con và Đức Thánh Linh mà làm phép báp-têm cho họ, và dạy họ giữ hết cả mọi điều mà Ta đã truyền cho các ngươi. Và nầy, Ta thường ở cùng các ngươi luôn cho đến tận thế” (Ma-thi-ơ 28:18-20).

Đây là mệnh lệnh tiến quân của Đức Chúa Giê-su truyền cho các môn đồ khi Ngài sai họ thi hành đại chương trình cứu linh. Ngài phán tỏ tường rằng trước khi một người chịu phép 6 báp-têm, người ấy phải được dạy dỗ và tin nhận Đức Chúa Giê- su. Sau khi chịu phép báp-têm, họ phải được dạy giữ hết thảy mọi điều mà “Ta đã truyền cho các ngươi.” Chúng ta không thể giải thích những sự dạy dỗ và các điều răn của Chúa cho một hài nhi, nên phép báp-têm làm cho trẻ sơ sinh là trái với Kinh Thánh.

Khi một đứa trẻ có đủ trí khôn để hiểu Kinh Thánh, biết phán đoán và quyết định, thì phép báp-têm mới có ý nghĩa. Kinh Thánh không dạy chúng ta làm phép báp-têm cho trẻ thơ khi chúng chưa đủ lý trí để phân biệt điều phải điều trái và biết quyết định để lựa chọn điều tốt hay xấu.

5. TRÌ HOÃN CHỊU BÁP-TÊM THẬT NGUY HIỂM.

Khi người ta hiểu những lẽ thật của Kinh Thánh và những sự dạy dỗ của Đức Chúa Giê-su rồi, thì nên chờ bao lâu mới chịu phép báp-têm?

Kinh Thánh viết về kinh nghiệm của Phao-lô, “Bây giờ, anh còn trễ nải làm chi? Hãy chờ dậy, cầu khẩn danh Chúa mà chịu phép báp-têm và làm sạch tội lỗi mình đi” (Công vụ các Sứ đồ 22:16).

Về trường hợp của người đề lao, “Trong ban đêm, chính giờ đó, người đề lao đem hai người ra rửa các thương tích cho; rồi tức thì người và mọi kẻ thuộc về mình đều chịu phép báp-têm” (Công vụ các Sứ đồ 16:33).

Xin quý bạn lưu ý, khi một người sẵn sàng chịu phép báptêm thì ta không nên trì hoãn. Cái bẫy nguy hiểm nhất của ma quỷ là sự chần chờ, vì thế đừng trì hoãn. Nếu bạn sẵn sàng tuân giữ mọi điều Chúa truyền dạy, thì nên chịu phép báp-têm càng sớm càng tốt.

6. PHÉP BÁP-TÊM QUAN TRỌNG THẾ NÀO?

Sứ đồ Phi-e-rơ viết về những người được cứu thời Nô-ê và so sánh,“Phép báp-têm bây giờ bèn là ảnh tượng của sự ấy để cứu anh em” (I Phi-e-rơ 3:21).

Đức Chúa Giê-su phán cùng Ni-cô-đem, “Nếu một người chẳng sanh lại, thì không thể thấy được nước Đức Chúa Trời” và 7 “Các ngươi phải sanh lại” (Giăng 3:3, 7).

Những lời trên đây rất nghiêm trọng. Nhưng sanh lại là gì? Đức Chúa Giê-su giải nghĩa rõ ràng, “Quả thật, quả thật, Ta nói cùng các ngươi, nếu một người chẳng nhờ nước và Thánh Linh mà sanh, thì không được vào nước Đức Chúa Trời” (Giăng 3:5).

Sanh lại là sự thay đổi lòng chúng ta bởi quyền phép của Đức Thánh Linh.

Công việc làm của Đức Thánh Linh trong lòng người được ví như gió (Giăng 3:8), tuy vô hình nhưng người ta vẫn cảm thấy. Quyền năng tái tạo của Ngài tuy mắt người không trông thấy, nhưng sẽ phát sinh một nguồn sống mới trong tâm hồn, và tạo nên một người mới theo hình ảnh Đức Chúa Trời (II Cô-rinh-tô 5:17).

Công việc làm của Thánh Linh tuy âm thầm, lặng lẽ, nhưng ảnh hưởng biểu lộ rõ ràng. Còn phép báp-têm bằng nước biểu hiệu cho lời tuyên bố công khai là từ nay chúng ta từ bỏ nếp sống cũ và hứa nguyện theo Chúa trọn đời. Phép báp-têm tương tự như lời thề hôn phối là sự hứa nguyện công khai của hai người yêu nhau là từ nay họ sẽ mãi mãi thuộc về nhau. Đức Chúa Giê-su đòi hỏi chúng ta chịu báp-têm vì điều đó rất thiết yếu cho sự cứu rỗi. Việc này chứng tỏ chúng ta vâng lời Ngài và làm theo mọi điều Ngài truyền dạy.

Đức Chúa Giê- su có dành một ngoại lệ cho tên trộm bị đóng đinh cùng lúc với Ngài. Tên ăn trộm trên cây thập tự được tái sanh bởi Thánh Linh, mặc dù hắn không thể xuống khỏi cây đó để được dìm mình xuống nước. Nhưng Đức Chúa Giê-su hứa rằng anh ta sẽ được ở với Ngài trên nước thiên đàng (Lu-ca 23:42, 43). Trường hợp này hoàn toàn khác hẳn thái độ thờ ơ hay khước từ phép báp-têm sau khi đã nhận thức tính cách quan trọng của phép này theo lời Kinh Thánh. 8 Chính Đức Chúa Giê-su đã phán lời cảnh cáo nghiêm trọng này, “Ai tin và chịu phép báp-têm, sẽ được rỗi; nhưng ai chẳng tin, sẽ bị đoán phạt” (Mác 16:16).

Khi chết thế cho chúng ta trên thập tự giá, Đức Chúa Giê-su đã biểu lộ tình yêu của Ngài đối với chúng ta. Chúng ta cần đáp lại với sự xưng nhận công khai, không e thẹn, cùng sự dâng hiến trọn đời mình cho Chúa qua phép báp-têm. Bạn đã bắt đầu cuộc đời mới trong Chúa chưa? Bạn đã chịu phép báptêm chưa? Nếu chưa, tại sao bạn không sửa soạn để chịu phép báp-têm? Đức Chúa Giê-su đang đưa hai cánh tay về hướng bạn mà mời gọi, “Hãy theo Ta.” Bạn có theo Ngài chăng?

Bài học 20 sẽ giải đáp câu hỏi:

LÀM SAO ĐỂ ĐƯỢC ƠN PHƯỚC?

Trắc Nghiệm 19

1. Xin điền vào những chỗ trống.

“Nếu một người chẳng nhờ _______ và ________ _______

mà sanh, thì không được vào __________ Đức Chúa Trời.”

2. Xin điền vào những chỗ trống.

“Chúng ta đã bị ____________ với Ngài bởi phép báp-têm

trong sự __________ Ngài, hầu cho Đấng Christ. . . được từ

kẻ chết _________ _____ thế nào, thì chúng ta cũng sống

trong đời ________ thể ấy.

3. Sự dìm mình xuống nước khi chịu báp-têm có nghĩa gì? ________________________________________________

4. Những ai được chịu phép báp-têm? ________________________________________________

5. Sự trì hoãn chịu phép báp-têm nguy hiểm thế nào? ________________________________________________

6. Đức Chúa Giê-su dạy gì trong Mác 16:16? ________________________________________________

Tải về bài học (pdf) theo liên kết sau đây:

Người Mới Đời Sống Mới (Bài 19 – CON ĐƯỜNG SỐNG)

Tải về file trắc nghiệm (pdf) theo liên kết sau đây:

Người Mới Đời Sống Mới (Bài 19 – CON ĐƯỜNG SỐNG)

Check Also

Cứu Cấp

Vào tháng Giêng năm 2010, Wesley Autrey đang chờ đợi chiếc xe điện ngầm ở …

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *