CÂU GỐC: “Bởi vậy, chúng tôi không ngớt cảm tạ Đức Chúa Trời, vì khi anh em nghe và tiếp nhận lời Đức Chúa Trời từ chúng tôi, anh em không tiếp nhận lời ấy như lời của loài người, nhưng đích thực là lời của Đức Chúa Trời, lời tác động trong anh em là những tín hữu” (1 Tê-sa-lô-ni-ca 2:13).
KINH THÁNH NGHIÊN CỨU: 2 Phi-e-rơ 1:19–21; 2 Ti-mô-thê 3:16, 17; Phục truyền 18:18; Xuất Ê-díp-tô Ký 17:14; Giăng 1:14; Hê-bê-rơ 11:3, 6.
Cách chúng ta nhìn và hiểu nguồn gốc và bản chất của Kinh Thánh ảnh hưởng rất lớn đến vai trò của Kinh Thánh trong cuộc sống mình và trong hội thánh nói chung. Cách chúng ta diễn giải Kinh Thánh được định hình và ảnh hưởng đáng kể bởi sự hiểu biết của chúng ta về quá trình của sự mặc khải và sự soi dẫn. Khi muốn hiểu Kinh Thánh một cách chính xác, trước hết chúng ta cần cho phép Kinh Thánh xác định các khuôn khổ căn bản trong cách chúng ta nhìn Kinh Thánh. Chúng ta không thể nghiên cứu toán học bằng các phương pháp thực nghiệm được sử dụng trong sinh vật học hay xã hội học. Chúng ta không thể nghiên cứu vật lý với cùng các công cụ được sử dụng để nghiên cứu lịch sử. Tương tự, những lẽ thật thuộc linh của Kinh Thánh sẽ không được biết và hiểu chính xác bằng các phương pháp vô thần và tiếp cận Kinh Thánh như thể Đức Chúa Trời không hiện hữu. Thay vào đó, việc giải thích Kinh Thánh của chúng ta cần phải xem mối liên hệ giữa người và thiên thượng trong Lời Chúa cách nghiêm túc. Do đó, điều cần thiết cho một cách giải thích đúng đắn lời Kinh Thánh là chúng ta đến với Kinh Thánh bằng đức tin hơn là với lòng hoài nghi hay nghi ngờ.
Tuần này chúng ta sẽ xem xét một số khía cạnh về nền tảng của nguồn gốc và bản chất của Kinh Thánh mà chúng sẽ ảnh hưởng đến sự giải thích và hiểu biết của chúng ta về Kinh Thánh.
Xem / Tải về toàn bộ bài học theo liên kết sau đây: