1. Tại sao tất cả mọi người đều chết?
Vấn đề chung mà bất kỳ ai cũng phải đương đầu trong đời sống là gì? Đó chính là sự chết. Dù chúng ta khinh ghét và chống cự nó, nhưng chẳng có ai có thể vượt qua được sự chết. Một ngày nào đó, mọi người trong chúng ta đều phải chết. Tôi cũng là một con người, do đó, tôi biết sự chết sẽ đến trong một ngày không xa. Tuy vậy, bất chấp sự thật này, nhiều người đã sống một cách ngốc nghếch như thể sự chết không tác động đến mình. Tại sao chúng ta suy nghĩ và sống như thể sự chết sẽ không xảy đến với mình mặc dù những người xung quanh đang chết vì bệnh tật? Bất kể thực tế rằng con người là loài ắt phải chết, tại sao chúng ta không suy nghĩ và sống trong thế giới như thể chúng ta là loài bất tử?
Kinh Thánh nói, “Song ngày mai sẽ ra thể nào, anh em chẳng biết! Vì, sự sống của anh em là chi? Chẳng qua như hơi nước, hiện ra một lát rồi lại tan ngay”(Gia-cơ 4:14). Chúng ta không thể không thừa nhận rằng mình là những con người thậm chí còn không biết chuyện gì sẽ xảy ra vào ngày mai, và rằng mình tồn tại như hơi nước, hiện ra một lát rồi tan ngay. Ngay cả cái chết của một con chim non – vốn là một trong những loài thọ tạo nhỏ bé nhất – cũng khiến chúng ta buồn khi nhìn thấy nó. Nếu vậy thì sự chết của con người được tạo dựng trong ảnh hưởng của Đức Chúa Trời sẽ như thế nào? Thậm chí ngay lúc này, âm thanh thở dài của sự chết, đến từ nơi này nơi kia trên thế giới, khiến chúng ta rất buồn. Con người đang chết ở nhiều nơi khác nhau vì bệnh tật, thảm họa, tai nạn, tự tử, khủng bố, chiến tranh và đói kém. Chỉ trong một ngày, hàng triệu người phải chết vì những tai họa này.
Nhưng tại sao con người phải chết? Chúng ta tìm thấy câu trả lời cho câu hỏi này ở đâu? Kinh Thánh – Lời của Đức Chúa Trời – cho câu trả lời về nguyên do chính của sự chết trong Rô-ma 5:12, “Cho nên, như bởi một người mà tội lỗi vào trong thế gian, lại bởi tội lỗi mà có sự chết, thì sự chết trải qua trên hết thảy mọi người như vậy, vì mọi người đều phạm tội”. Lý do của sự chết là vì tội lỗi của chúng ta. Tất cả mọi người đã trở thành tội nhân trước mặt Đức Chúa Trời. Kinh Thánh nói, “Thật chẳng có người công bình ở trên đất làm điều thiện, mà không hề phạm tội” (Truyền đạo 7:20). Sự gian ác đã đâm rễ trong tấm lòng của con người và chúng ta sống dưới sự kiểm soát của nó. Chúng ta có thể trở thành những công dân tốt so với luật pháp của thế gian, nhưng chúng ta không thể phủ nhận rằng tất cả chúng ta là những tội nhân khi so với luật pháp của Đức Chúa Trời – luật pháp mà ngay cả những tư tưởng và động cơ của chúng ta cũng được xét đến. Chính vì vậy, có thể có một số người không biết đến Kinh Thánh, nhưng không có người nào trên thế giới lại không biết tội lỗi. Bất kể chúng ta có dốt nát thế nào, chúng ta rất quen thuộc với con đường dẫn đến tội lỗi! Do đó chúng ta hạ mình trước lời tuyên bố, “…như bởi một người mà tội lỗi vào trong thế gian, lại bởi tội lỗi mà có sự chết, thì sự chết đã trải qua trên hết thảy mọi người”.
2. Con đường nào dẫn đến sự sống đời đời?
Trong bóng tối của sự chết, điều gì khiến một người vô thần vốn chối bỏ sự hiện hữu của Đức Chúa Trời, lại quyết định tìm kiếm Ngài và khát khao nhận lãnh sự cứu rỗi với một tấm lòng mộ đạo vào thời khắc qua đời? Tại sao con người mong mỏi sự cứu rỗi và sự sống đời đời do Đức Chúa Trời ban cho? Rõ ràng con người rất sùng đạo, luôn khát khao sự cứu rỗi và sự sống đời đời. Họ tìm kiếm một xã hội không tưởng nơi không có sự đau khổ và sự chết. Đâu là phương cách để thỏa mãn khát khao tín ngưỡng này? Có phải chúng ta bị định đoạt vĩnh viễn phải bị sự chết cầm giữ? Liệu sẽ không bao giờ có hướng giải quyết cho vấn đề của sự chết? Việc nguyên cứu và khoa học sẽ không bao giờ cho ta hướng giải quyết về câu hỏi này. Tuy nhiên, Kinh Thánh, Lời của Đức Chúa Trời cho ta một câu trả lời rõ ràng và chắc chắn. Đức Chúa Giê-su phán, “Ta là sự sống lại và sự sống; kẻ nào tin Ta thì sẽ sống; mặc dầu đã chết rồi. Còn ai sống và tin ta thì không hề chết. Ngươi tin điều đó chăng?”(Giăng 11:25,26). Ngài cũng nói rõ, “Đây là ý muốn của cha ta, phàm ai nhìn Con và tin Con, thì được sự sống đời đời; còn Ta, Ta sẽ làm cho kẽ ấy sống lại nơi ngày sau rốt” (Giăng 6:40).
Đức Chúa Giê-su đã hứa sự phục sinh và sự sống đời đời một cách chắc chắn dành cho người nào tin và chấp nhận Ngài như Đấng Cứu Chuộc cá nhân của mình. Quả là một lời hứa quí báu! Như vậy, tại sao chúng ta nên tin nơi Đức Chúa Giê-su Christ và chấp nhận Ngài là Đấng Cứu Chuộc của mình? Vì Ngài là Đấng duy nhất có thể ban cho hướng giải quyết về vấn đề tội lỗi và sự chết. Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta phương cách để giải quyết nan đề tội lỗi và giải cứu con người khỏi hậu quả sau cùng của sự chết đời đời. Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian đến nỗi đã ban con một của Ngài, để Ngài thực hiện một con đường chuộc tội cho cả nhân loại.
Đức Chúa Giê-su Christ đã đến thế gian để cứu chuộc chúng ta và đã trở nên của lễ chuộc tội bằng cách trả giá qua sự chết của Ngài trên thập tự giá. Do đó, khi chúng ta chấp nhận Đức Chúa Giê-su Christ như Đấng Cứu Chuộc của mình – Ngài không chỉ nhận thập tự giá vì tội lỗi của chúng ta mà còn trả giá cho chúng – và ăn năn những tội lỗi này, thì Đức Chúa Trời thứ tha những tội lỗi của Chúng ta và còn hứa ban cho chúng ta sự sống đời đời (1 Giăng 1:9; Giăng 3:16). Đối với mỗi người trong chúng ta, có một con đường dẫn đến sự sống đời đời hoặc sự chết đời đời. Những ai chấp nhận Đức Chúa Giê-su chọn con đường của sự sống đời đời, nhưng người nào chối bỏ Ngài chọn con đường của sự chết đời đời. Số phận vĩnh hằng của chúng ta tùy thuộc vào sự lựa chọn của mình!
Hỡi các độc giả yêu dấu, bạn chọn con đường nào?
3. Kinh Thánh là loại sách nào?
Kinh Thánh là quyển sách được bán chạy nhất trên thế giới, quyển sách vô cùng cổ xưa trong tất cả những quyển sách của lịch sử, và nó được viết trong một khoảng thời gian rất dài trên 1.600 năm bằng tiếng Hơ-bơ-rơ, Sy-ri và Hy-lạp. Trong số tất cả những quyển sách đã từng được viết, Kinh Thánh được chuyển ngữ Nhiều nhất và được bán cho nhiều người nhất Kinh Thánh không chỉ là quyển sách bán chạy nhất, được rất nhiều người đọc, mà Kinh Thánh còn biến đổi vô số đời sống và tiếp tục giữ vị trí như quyển sách tồn tại lâu dài nhất trong cả lịch sử. Trong số 7 tỉ người trên thế giới, có khoảng 3 tỉ người tin nơi Kinh Thánh như là một quyển sách thánh khiết và thấy rằng nó rất hấp dẫn. Như vậy thì Kinh Thánh là gì? Và tại sao có rất nhiều người đọc nó như vậy? Kinh Thánh là Lời của Đức Chúa Trời và được ban cho bởi sự soi dẫn của Ngài. Căn nguyên của Kinh Thánh không phải từ những tư tưởng của con người, mà là từ Đức Chúa Trời. “Cả Kinh Thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn”(II Ti-mô-thê 3:16). “…nhưng bởi Đức Thánh Linh cảm động mà người ta đã nói bởi Đức Chúa Trời” (II Phi-e-rơ 1:21). Nói một cách khác, Kinh Thánh là Lời của Đức Chúa Trời, nhưng sử dụng ngôn ngữ loài người viết để con người có thể thông hiểu. Như vậy, Kinh Thánh cho chúng ta những câu trả lời rất rõ ràng về các vấn đề thông thường trong thế giới ngày hôm nay. Đức Chúa Trời có thật sự tồn tại không? Con người và tất cả các loài thọ tạo khác bắt đầu hiện hữu từ khi nào? Nguyên do sự sa ngã và sự chết của nhân loại là gì? Đức Chúa Trời ỵêu thương chúng ta như thể nào? Kế hoạch để cứu tội nhân thối nát là gì? Có cách nào để giải quyết vấn đề của sự chết và nhận lãnh sự sống đời đời hay không? Đức Chúa Giê-su Christ là ai? Thế giới đã bắt đầu như thế nào? Sự xung đột giữa Israel và các quốc gia Ả-rập trong khu vực Trung Đông đã khởi xướng như thế nào? Những thảm họa thiên nhiên không thể kiểm soát như động đất, bão lụt và núi lửa phun trào nói lên điểu gì với chúng ta? Số phận của trái đất trong tương lai ra làm sao? Liệu sự tận thế có đến như cách chúng ta nghĩ nó sẽ đến? Có phải Đức Chúa Giê-su chắc chắn sẽ đến thế giới này? Liệu nước đời đời của Đức Chúa Trời, trời mới và đất mới có thật sự sẽ đến? Số phận đời đời của cả nhân loại phụ thuộc vào quyết định nào?
Kinh Thánh cho chúng ta những câu trả lời rất rõ ràng về tất cả những câu hỏi quan trọng trong đời sống, bởi Kinh Thánh là lời của Đức Chúa Trời vốn được soi dẫn bởi Đức Thánh Linh, Abraham Lincoin, tổng thống thứ 16 của nước Mỹ phát biểu, “Kinh Thánh là món quà tốt nhất mà con người nhận được từ Đức Chúa Trời”.
Hỡi các độc giả yêu dấu, tại sao bạn không nguyên cứu Kinh Thánh ngay lúc này? Chúng tôi chân thành mời gọi bạn hãy cẩn thận học hỏi Kinh Thánh. Chúng tôi ước ao bạn sẽ tìm được con đường của sự sống đời đời trong Kinh Thánh và sống trong thiên đàng đời đời, nơi sẽ đánh bại chính sự chết.
4. Sự kiện lớn nhất trong lịch sử của cả nhân loại là gì?
Do tầng ô-zôn bị hủy hoại, những sự thay đổi bất thường trong khí hậu và hệ sinh thái đã xảy ra. Lục địa đang trở nên như một sa mạc. Không khí, nước, và đất bị ô nhiễm vì sự phá hủy môi trường. Sự gia tăng dân số trong mối tương quan với sự thiếu thốn thực phẩm là một vấn đề phổ biến. Sự suy đồi đạo đức, bạo lực và khủng bố đã làm cho chúng ta ít lòng trắc ẩn hơn. Những sự xung đột sắc tộc và quốc gia chưa bao giờ chấm dứt. Tương lai của nền kinh tế thế giới thì mờ mịt và không chắc chắn. Động đất, sóng thần, bão lụt, núi lửa phun trào và các thảm họa thiên nhiên khác ngoài tầm kiểm soát của con người, khiến cho chúng ta cảm thấy không thoải mái à lo lắng. Tuy nhiên, Đấng Christ đã nói trước những gì sẽ xảy ra vào thời kỳ cuối cùng trong Lu-ca 21:26, “Người ta nhân trong khi đợi việc hung dữ xảy ra cho thế gian, thì thất kinh mất vía”.
Ngày hôm nay chính là thời điểm ấy! Những sự kiện khác nhau, diễn ra một cách dồn dập khiến con người hoảng sợ. Tất cả những sự việc này nói gì với chúng ta? Lời của Đức Chúa Trời nói rõ như sau: “Cũng vậy, khi các ngươi thấy mọi điều ấy, khá biết rằng Con người gần Đến, Ngài đương ở trước cửa” (Ma-thi-ơ 24:33). Tất cả những sự kiện và thảm họa xảy ra trong thế giới ngày hôm nay cho chúng ta biết rằng Đức Chúa Giê-su đang sớm trở lại. Sự đến của Đức Chúa Giê-su được nhắc đến hơn 1.000 lần trong Kinh Thánh. Như Đức Chúa Giê-su Christ đã hứa, Ngài chắc chắn sẽ trở lại. Sự đến của Ngài sẽ là sự kiện tốt đẹp nhất và rực rỡ nhất trong lịch sử của con người. “Trời bị dời đi như quyển sách cuốn tròn, và hết thảy các núi các đảo bị quăng ra khỏi chỗ mình” (Khải-huyền 6:4). Tiếng kèn từ hàng ngàn thiên sứ sẽ làm đất rúng động. Đức Chúa Giê-su Christ đang trở lại với những đám mây trong sự vinh hiển Ngài và tất cả các thiên sứ đến cùng Ngài (Ma-thi-ơ 25:31; I Tê-sa-lô- ni-ca 4:16). Quả là một cảnh tượng rực rỡ và vinh hiển làm sao! Trong ngày đó, mọi mắt trên đất sẽ chứng kiến hiện tượng trang nghiêm và rực rỡ ấy (Khải-huyền 1:7). Vào ngày Đức Chúa Giê-su Christ trở lại, toàn bộ sự tồn tại của đất này – đầy dẫy nước mắt, sự đau đớn và sự chết – sẽ vĩnh viễn chấm dứt. Ngài trở lại để đưa dân sự Ngài đến trời mới và đất mới, nơi sẽ không còn có sự chết, sự than khóc, đau đớn hoặc bệnh tật (Khải-huyền 21:1-4). Quả là một ngày vui mừng làm sao! Ất hẳn đó là ngày đáng ghi nhớ mà dân sự của Đức Chúa Trời đã chờ đợi rất lâu. Trong ngày Đức Chúa Giê-su trở lại, sẽ chỉ có hai nhóm người. Nhóm thứ nhất sẽ là những người chào đón Đấng Cứu Chuộc mình với sự vui mừng (Khải-huyền 22:20), nhóm thứ hai sẽ gồm có những người sợ hãi và cảm thấy bị đe dọa bởi sự trở lại của Ngài (Khải-huyền 6:14-17).
Hỡi các độc giả yêu dấu, bạn sẽ ở đâu trong ngày Đức Chúa Giê-su trở lại? Đó sẽ là một ngày rất trang trọng để cho bạn và tôi quyết định số phận đời đời của mình.
5. Sự tranh đấu khốc liệt cuối cùng giữa thiện và ác là gì?
Đã từng có chiến tranh trên thiên đàng. Nó bắt đầu sự tranh đấu khốc liệt giữa Đấng Christ và Sa-tan, giữa thiện và ác (Khải huyền 12:7-9). Trọng tâm của sự tranh đấu liên quan đến vấn đề của quyền tối thượng. Sa-tan bị đánh bại trong cuộc chiến vũ trụ và bị giam hãm trong lâu đài của nó trên đất này — đã mãnh liệt tấn công nước của Đức Chúa Trời; Kế hoạch tấn công của nó là hủy diệt ngày Sa-bát — ngày thứ bảy. Một trong những điều Sa-tan ghét cay ghét đắng nhất là ngày Sa-bát của Đức Chúa Trời. Nguyên nhân là vì hễ ngày Sa-bát còn tồn tại, nó sẽ không ngừng nhắc nhở chúng ta rằng Đấng Tạo Hóa của mọi loài sống động là Giê-hô-va Đức Chúa Trời của chúng ta. Do đó, dường như qua các đại diện của mình Sa-tan đã thay đổi ngày Sa-bát của Đức Chúa Trời (Đa-ni-ên 7:25). Sa-tan không ngừng thách thức thẩm quyền của Đức Chúa Trời qua việc thay đổi ngày Sa-bát, vốn để nhắc nhở chúng ta về sự hiện hữu, về quyền năng và về uy quyền của Đức Chúa Trời. Ngày Sa-bát là ngày Đức Chúa Trời đã thánh hóa trong vườn Ê-đen để giúp chúng ta nhớ đến công việc sáng tạo của Ngài. Ngày Sa-bát là ngày Đức Chúa Trời đã ban phước một cách đặc biệt, lập làm ngày thánh và nghỉ ngơi khỏi mọi công việc của Ngài (Sáng-thế Ký 2:2, 3). Ngày Sa-bát là ngày được ban cho một cách đặc biệt, không chỉ dành cho người Do Thái, mà cho tất cả những con cháu của A-đam. Suy cho cùng, như Đức Chúa Trời đã nói rõ trong Mười Điều Răn, Ngài truyền phán chúng ta, “Hãy nhớ ngày nghỉ (ngày Sa-bát, theo nguyên bản) đặng làm nên ngày thánh” (Xuất Ê-díp-tô Ký 20:8). Mười Điều Răn là nền tảng của thiên quốc và là một bản sao của bản tánh Đức Chúa Trời. Chúng là những luật lệ được chính ngón tay của Đức Chúa Trời viết ra. Giống như bản tánh của Đức Chúa Trời là không thể thay đổi, Mười Điều Răn của Đức Chúa Trời cũng không bao giờ có thể được thay đổi hoặc bãi bỏ. Vì thế Đức Chúa Giê-su đã nhấn mạnh một cách rõ ràng như sau: “Các ngươi đừng tưởng Ta đến đặng phá luật pháp hay là lời tiên tri; Ta đến, không phải để phá, xong để làm cho trọn” (Ma-thi-ơ 5:17, 18).
Như vậy thì tại sao Cơ Đốc giáo ngày hôm nay lại thờ ơ với ngày Sa-bát của Đức Chúa Trời bất chấp mạng lệnh rõ ràng này? Suy cho cùng, cốt lõi của mọi vấn đề vẫn là sự vâng lời. Tổ phụ và tổ mẫu đầu tiên của loài người sa ngã vì đã không vâng lời. Ngày hôm nay, qua nhiều sự cám dỗ khác nhau, con người chúng ta cũng được đưa đến sự đối diện với việc có vâng lời Chúa hay là không. Và cũng như vậy, ngày Sa-bát cũng là một bài thử thách về sự vâng lời. Khải-huyền 14:6-12 — sứ điệp cuối cùng cho nhân loại trước ngày Cứu Chúa Giê-su trở lại— cũng nhấn mạnh và kêu gọi con người chúng ta hãy kính sợ, tôn vinh và thờ phượng Đấng Tạo Hóa — thờ phượng theo như sự chỉ dạy của Ngài. Quyết định có vâng theo lời phán bảo của Đức Chúa Trời hay không sẽ định đoạt tương lai đời đời của chúng ta.
Hỡi các độc giả yêu dấu, sao bạn không dành thời gian để nghiên cứu thêm nữa về chủ đề này để có thể làm đúng theo những gì Chúa dạy bảo, để quay trở lại với Lời của Đức Chúa Trời?
Có phải không thờ phượng Chúa vào ngày thứ bảy là mất sự cứu rỗi không?
Chúa nói với những người pha-ri-si và thầy thông giáo là Ngài đến không phải để phá luật mà để làm cho trọn luật phải chẳng làm trọn trong tinh thần bình giải phía trên?
sự cứu rỗi được ban cho hay do giữ luật pháp mà được?
xin Chúa Thánh Thần soi sáng các ông để các ông thấy điều lạ lùng trong lời Chúa chứ không chỉ là câu chữ!
Sách Khải Huyền cảnh báo: “Bấy giờ có một con ngựa khác, một con ngựa tía đi ra. Người cưỡi ngựa được ban cho quyền cất hòa bình khỏi đất, hầu cho người ta giết hại lẫn nhau, và người ấy được ban cho một thanh gươm lớn” (6:4).
Gươm lớn” = vũ khí hạt nhân. Nó sẽ không kết thúc của thế giới. Nó sẽ chỉ là sự “khởi đầu của nỗi đau khi sinh”. (Ma-thi-ơ 24:8)