Home / Trường Sa-bát / Những Kẻ Ở Trong Đấng Christ (Bài Học 9, 25 Tháng 11 – 1 Tháng 12, 2017)

Những Kẻ Ở Trong Đấng Christ (Bài Học 9, 25 Tháng 11 – 1 Tháng 12, 2017)

CÂU GỐC: “Cho nên hiện nay chẳng còn có sự đoán phạt nào cho những kẻ ở trong Đức Chúa Giê-su Christ” (Rô-ma 8:1).

ĐỌC KINH THÁNH TUẦN NÀY: Rô-ma 8:1-7

Rô-ma 8 là câu trả lời của Phao-lô cho Rô-ma 7. Trong Rô-ma 7, Phao-lô nói về thua trận, thất bại, và bị buộc tội. Trong Rô-ma 8, tội lỗi không còn nữa, và được thay thế bằng sự tự do và chiến thắng trong Đức Chúa Giê-su Christ.

Phao-lô có lời cảnh báo trong Rô-ma 7 cho những người từ chối chấp nhận Đức Chúa Giê-su. Bây giờ, điều gì xảy ra nếu bạn từ chối? Thì kinh nghiệm đau khổ của Rô-ma 7 sẽ là của bạn. Bạn sẽ là nô lệ cho tội lỗi, và bạn không thể làm những gì bạn chọn để làm. Trong Rô-ma 8, Phao-lô nói Đức Chúa Giê-su Christ giải phóng chúng ta khỏi tội lỗi. Ngài ban cho chúng ta sự tự do để làm điều thiện mà tấm lòng gian ác của chúng ta sẽ không cho phép.

Phao-lô nói với chúng ta rằng sự tự do mà Đấng Christ ban cho chúng ta đã được mua với giá mà chúng ta không bao giờ có thể trả. Đấng Christ Con Đức Chúa Trời đã trở thành con người. Đó là cách duy nhất Ngài có thể liên kết với chúng ta và trở thành Tấm Gương hoàn hảo cho chúng ta.

Đó là cách duy nhất Ngài có thể trở thành Đấng Thay Thế và chết thay cho chúng ta. “Ngài đã lấy xác thịt giống như xác thịt tội lỗi chúng ta.” (Rô-ma 8:3). Và bây giờ, chúng ta có thể làm tất cả những điều luật pháp đòi hỏi vì Ngài đã làm điều này (Rô-ma 8:4). Đấng Christ đã chiến thắng tội lỗi và vâng giữ luật pháp. Chúng ta vâng lời vì chúng ta đã được cứu. Nhưng việc vâng giữ luật pháp không bao giờ là cách để chúng ta được cứu. Lẽ thật này là sứ điệp của Phao-lô và Luther. Và đó cũng phải là sứ điệp mà chúng ta rao truyền cho thế giới.

Xem / Tải về toàn bộ bài học theo liên kết sau đây:
=> Những Kẻ Ở Trong Đấng Christ (Bài Học 9, 25 Tháng 11 – 1 Tháng 12, 2017)

Check Also

Cuộc Khủng Hoảng Về Danh Tánh (Bài Học 1, 26 Tháng 12 – 1 Tháng 1, 2021)

CÂU GỐC: “Bây giờ hãy đến, cho chúng ta biện luận cùng nhau. Dầu tội …

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *