Home / Trường Sa-bát / Phúc Âm Trong Sách Ga-la-ti (Bài Học Sa-bát Quý 3, 2017)

Phúc Âm Trong Sách Ga-la-ti (Bài Học Sa-bát Quý 3, 2017)

Martin Luther và Sách Ga-la-ti

Một phần lớn của thế giới Cơ Đốc giáo sẵn sàng chuẩn bị kỷ niệm 500 năm của phong trào Cải Chánh. Phong trào Cải Chánh là một sự thức tỉnh lớn về tôn giáo, bắt đầu vào thế kỷ thứ 16, với mục tiêu là thay đổi Giáo hội Công giáo La Mã cho tốt hơn. Martin Luther là trung tâm của những thay đổi đó, và dẫn đến việc thành lập các giáo hội Cải Chánh. Đức Thánh Linh đã hướng dẫn phong trào này. Luther đã đem đến cho hằng triệu người những lẽ thật quan trọng của Kinh Thánh mà từ lâu đã bị giấu kín.

Người ta có thể lý luận rằng phong trào Cải chánh tôn giáo được “sinh ra” từ các trang của thư gửi người Ga-la-ti và người La Mã. Khi đọc Ga-la-ti, Martin Luther đã hiểu tin mừng được cứu bởi đức tin. Lẽ thật tuyệt vời này đã khởi xướng phong trào Cải Chánh. Cuộc Cải Chánh đã giải phóng hằng triệu người từ hằng trăm hằng ngàn năm ra khỏi sự dạy dỗ sai lầm về Kinh Thánh. Những gì Luther đọc trong thư Ga-la-ti đã thay đổi ông, và thế giới đã không bao giờ giống như trước kể từ lúc đó.

Hội thánh Cơ Đốc Phục Lâm cũng mắc nợ sách Ga-la-ti rất nhiều. E. J. Waggoner và A. T. Jones là hai tư tưởng gia Cơ Đốc Phục Lâm và hai nhà lãnh đạo về nghiên cứu Kinh Thánh. Hai ông đã học sách Ga-la-ti, và đã sử dụng những gì đã học để giúp Hội thánh Cơ Đốc Phục Lâm trong những thập niên 1880 và 1890 hiểu lẽ thật về sự được cứu bởi đức tin và chỉ đức tin mà thôi.

Có điều gì khiến sách Ga-la-ti trở thành một phần quan trọng –  hoặc xương sống – của phong trào Cải Chánh tôn giáo? Tại sao sách đó cảm động lòng của rất nhiều người? Câu trả lời là sách Ga-la-ti nói về những ý tưởng quan trọng cho tâm hồn Cơ Đốc nhân mà không sách nào trong Kinh Thánh đã nói. Trong Ga-la-ti, Phao-lô đặt câu hỏi muôn thuở: Làm thế nào con người tội lỗi có thể được xưng công bình trước mặt Đức Chúa Trời thánh khiết và công bình? Câu hỏi này, nhiều hơn bất kỳ câu hỏi nào khác, khiến Martin Luther bắt đầu con đường hướng tới sự thay đổi. Và Luther không bao giờ quay trở lại.

Lẽ dĩ nhiên, các sách khác của Kinh Thánh cũng đề cập đến một số tư tưởng tương tự như trong sách Ga-la-ti. Ví dụ, Rô-ma là một trong những sách như vậy. Nhưng Ga-la-ti thì khác vì sách này nói lên nhiều tư tưởng hơn và ngắn gọn hơn. Đồng thời, tư tưởng phong phú của sách được viết một cách thân mật và đầy cảm xúc sâu xa, có tác dụng cảm động lòng người ngày nay khi họ mở lòng cho Thánh Linh của Đức Chúa Trời.

Nhiều tư tưởng gia Kinh Thánh tin rằng Ga-la-ti có thể là bức thư đầu tiên của sứ đồ Phao-lô. Thư được viết vào năm 49 Sau Chúa, ngay sau Giáo hội nghị Giê-ru-sa-lem nổi tiếng (Công vụ 15). Vì vậy, sách có thể là tác phẩm Cơ Đốc giáo xưa nhất.

Bức thư gửi tín đồ ở Ga-la-ti và sách Công vụ cho thấy các cuộc chiến khốc liệt xảy ra trong hội thánh đầu tiên. Những cuộc chiến này giúp chúng ta hiểu tại sao sứ đồ Phao-lô đã viết thư gửi người Ga-la-ti. Các nhóm khác nhau trong hội thánh Ga-la-ti tranh chiến qua tư tưởng “được cứu” nghĩa là gì. Một trong nhóm đó là người Do Thái theo Chúa. Họ dạy rằng, hễ người ngoại chấp nhận Đức Chúa Giê-su thì phải làm hai việc (Công vụ 15:1). Thứ nhất, các tín đồ không phải người Do Thái phải chịu cắt bì; và thứ hai, họ phải tuân theo luật pháp Môi-se. Những người Do Thái này cho rằng nếu chỉ tin thôi thì không đủ để cứu một người. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên về những việc người Do Thái đã làm khi Phao-lô thiết lập một hội thánh cho các tín đồ không phải người Do Thái ở Ga-la-ti. Các người Do Thái đã đến đó “để sửa sai mọi thứ.”

Khi nghe nói về nan đề này, sứ đồ Phao-lô đã hành động ngay lập tức. Ông cảm thấy rất bức xúc về tình trạng đó. Ông hiểu rằng những người Do Thái đã được dạy một phúc âm sai. Đó là phúc âm về đức tin và việc làm. Điều này đe dọa làm suy yếu công việc của Đấng Christ. Vì vậy, Phao-lô đã viết Ga-la-ti để bào chữa mạnh mẽ cho Phúc Âm. Ông đã dùng những chữ mạnh nhất để phô bày sự dạy dỗ sai lầm này: Đó là sự cứu rỗi bởi việc làm.

Bài học Kinh Thánh trong ba tháng này mời gọi chúng ta cùng đi với Phao-lô khi ông cầu xin hội thánh Ga-la-ti hãy trung thành với Đức Chúa Giê-su. Những bài học này cũng cho chúng ta một cơ hội để suy nghĩ về sự hiểu biết của mình về lẽ thật của sự cứu rỗi. Những lẽ thật vĩ đại này cũng mở đường cho Martin Luther để phá đổ quyền lực của La Mã, và giúp Luther đem ánh sáng đến những lẽ thật của Kinh Thánh mà từ lâu đã bị giấu kín trong bóng tối.

Carl Cosaert, Tiến sĩ, là giáo sư nghiên cứu Kinh Thánh. Ông giảng dạy tại Đại học Walla Walla ở College Place, tiểu bang Washington.

Xem / Tải về toàn bộ bài học theo liên kết sau đây:
=> PHÚC ÂM TRONG SÁCH GA-LA-TI (Full)

Mục Lục & Nhập đề
1. PHAO-LÔ: GIẢNG SƯ CHO NHỮNG NGƯỜI KHÔNG PHẢI DO THÁI (24 Tháng 6 – 30 Tháng 6)
2. SỨ ĐIỆP CỦA PHAO-LÔ VÀ QUYỀN CỦA ÔNG ĐỂ HƯỚNG DẪN HỘI THÁNH (1 Tháng 7 – 7 Tháng 7)
3. QUYỀN LỰC CỦA KINH THÁNH ĐỂ HIỆP MỘT CÁC TÍN ĐỒ (8 Tháng 7 – 14 Tháng 7)
4. ĐƯỢC CỨU BỞI ĐỨC TIN MÀ THÔI (15 Tháng 7 – 21 Tháng 7)
5. ĐỨC TIN TRONG CỰU ƯỚC (22 Tháng 7 – 28 Tháng 7)
6. PHẦN QUAN TRỌNG NHẤT CỦA LỜI HỨA (29 Tháng 7 – 4 Tháng 8)
7. CON ĐƯỜNG DẪN TỚI ĐỨC TIN (5 Tháng 8 – 11 Tháng 8)
8. TỪ TÔI MỌI TRỞ THÀNH CON CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI (12 Tháng 8 – 18 Tháng 8)
9. TẤM LÒNG CỦA PHAO-LÔ (19 Tháng 8 – 25 Tháng 8)
10. HAI GIAO ƯỚC (26 Tháng 8 – 1 Tháng 9)
11. ĐƯỢC GIẢI PHÓNG TRONG ĐẤNG CHRIST (2 Tháng 9 – 8 Tháng 9)
12. NHỜ THÁNH LINH MÀ SỐNG (9 Tháng 9 – 15 Tháng 9)
13. PHÚC ÂM VÀ HỘI THÁNH (16 Tháng 9 – 22 Tháng 9)
14. KHOE VỀ THẬP TỰ GIÁ CỦA ĐỨC CHÚA GIÊ-SU (23 Tháng 9 – 29 Tháng 9)

Tác giả:
Carl P. Cosaert

Dịch giả:
Bà Phạm Thanh Minh

Ban hiệu đính:
Mục sư Nguyễn Khắc Vinh
Kezia Tuyết Nguyễn
Nguyễn Đăng Hưng

Trình bày:
Nguyễn Đăng Hưng

Website Trường Sa-bát:
giaohoicodoc.org/truong-sabat

Mọi liên lạc, thư từ xin gởi về:
Mục sư Nguyễn Khắc Vinh
Tiếng Nói Hy Vọng
P.O. Box 5704, El Monte, CA 91734
Tel. (626) 422-6841
www.TiengNoiHyVong.org

Check Also

Cuộc Khủng Hoảng Về Danh Tánh (Bài Học 1, 26 Tháng 12 – 1 Tháng 1, 2021)

CÂU GỐC: “Bây giờ hãy đến, cho chúng ta biện luận cùng nhau. Dầu tội …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *