Home / Trường Sa-bát / Sách Khải Huyền (Bài Học Sa-bát Quý 1 – 2019)

Sách Khải Huyền (Bài Học Sa-bát Quý 1 – 2019)

Xem / Tải về toàn bộ bài học theo liên kết sau đây:

TIN MỪNG TỪ ĐẢO BÁT-MÔ

Gần hai ngàn năm trước, sứ đồ Giăng đã bị đày tới một hòn đảo nhỏ đầy vách đá nằm trong vùng Biển Aegean vì ông đã tín trung làm chứng nhân của tin lành. Tuổi của sứ đồ lúc ấy đã cao nhưng ông bị tù đày trong sự kềm kẹp của nhà tù La Mã. Trong một ngày Sa-bát nọ, ông được Đức Chúa Giê-su Christ viếng thăm, và Ngài giục lòng người tín đồ trung kiên hãy vững lòng dù trong cơn hoạn nạn. Và trong nhiều sự hiện thấy, Ngài đã cho ông thấy toàn bộ hình ảnh lịch sử của hội thánh và những gì mà dân Chúa sẽ trải qua khi họ chờ đợi sự tái lâm của Ngài.

Những gì Giăng chứng kiến trong sự khải thị mầu nhiệm được ông ghi xuống rõ ràng trong một cuộn giấy mà ông ghi tựa đề là “Sự Khải Thị của Đức Chúa Jêsus Christ” (Khải huyền 1:1). Cuốn sách ông viết cho thấy những việc Đức Chúa Giê-su làm trên thiên đàng và trên đất từ khi Ngài thăng thiên và những gì Ngài sẽ làm khi Ngài tái lâm. Chúa mặc thị những điều nầy với mục đích bảo đảm với tất cả Cơ Đốc nhân qua các thời đại rằng Đấng Christ sẽ hiện diện và ở cùng để bổ sức cho họ khi họ phải trải nghiệm bao thử thách của cuộc sống giữa một thế giới chìm trong cuộc tranh chấp vĩ đại giữa thiện và ác.

Ba tháng nầy, chúng ta sẽ nghiên cứu sách Khải huyền. Chúng ta sẽ chú tâm vào chủ đề bao quát của sách. Mọi học viên nghiên cứu nên để thì giờ đọc kỹ càng từng đoạn sách để cho mình quen thuộc với các đề tài chính của sách và nhờ đó mà thấy rõ ràng hình ảnh của Đức Chúa Giê-su Christ, cuộc đời Ngài, sự chết, sự sống lại, và chức vụ tế lễ để phục vụ dân Ngài.

Chúng ta sẽ nghiên cứu sách Khải huyền qua các bước dưới đây:

  1. Việc nghiên cứu sách Khải huyền cần dựa trên khái niệm về sự soi dẫn của Kinh Thánh. Mặc dù những thông điệp của sách nầy đến từ Đức Chúa Trời, ngôn ngữ mà các thông điệp ấy được truyền đạt là của con người. Dùng ngôn ngữ và hình ảnh có nguồn gốc từ lịch sử của dân Chúa trong Cựu Ước, chúng ta sẽ khám phá cách Giăng truyền đạt các thông điệp ấy.
  2. Đọc cẩn thận những lời tiên tri của Sách Khải huyền (như những lời tiên tri trong sách Đa-ni-ên) cho thấy cách sử dụng phương pháp diễn dịch tiên tri của thuyết lịch sử là phương pháp đúng nhất để hiểu các lời tiên tri được ban bố theo sau dòng lịch sử, từ thời cổ đến ngày cuối cùng của thế giới, từ thời của nhà tiên tri cho đến thời kỳ cuối cùng. Chúng ta phải cố gắng hết sức để lấy ý nghĩa từ bản văn, nghiên cứu ngôn ngữ, hình ảnh và nội dung của bản văn ấy.
  3. Cách xếp đặt của sách Khải huyền rất quan trọng trong việc áp dụng các lời tiên tri của sách. Sự phân tích của chúng ta sẽ dựa trên bốn phần chính trong sự cấu trúc của sách:
    a. Khải huyền 1:9 – 3:22 liên quan đến tình hình của các hội thánh trong thời đại của Giăng để tiên đoán được tình hình hội thánh trong những giai đoạn lịch sử khác nhau.
    b. Khải huyền 4:1 – 11:19 lặp lại lịch sử của hội thánh và dựa trên các lịch sử nầy để cho thấy những biểu tượng khải huyền cặn kẻ hơn.
    c. Khải huyền 12:1 – 14:20 là chủ đề của sách từ lịch sử của cuộc tranh chấp vĩ đại từ trước thời Đức Chúa Giê-su cho đến sự Tái Lâm của Ngài.
    d. Khải huyền 15:1 – 22:21 tập trung chủ yếu vào thời kỳ cuối cùng.
  4. Để diễn giải các lời tiên tri trong sách Khải huyền cho có ý nghĩa thì phải đặt trọng tâm vào Đấng Christ. Toàn cuốn sách được viết dưới ánh nhìn của Đấng Cơ Đốc. Chỉ qua Ngài thì các biểu tượng và hình ảnh của sách Khải huyền mới có ý nghĩa và sự quan trọng của các ý tưởng ấy được thể hiện.

Sách Khải huyền hứa mang lại ân phước cho những ai đọc và nghe theo những sứ điệp của sách. “Sách Khải huyền mở ra với lệnh truyền cho chúng ta để hiểu được sự hướng dẫn của sách. ‘Phước cho kẻ đọc cùng những kẻ nghe lời tiên tri nầy, và giữ theo điều đã viết ra đây. Vì thì giờ đã gần rồi.’ (Khải huyền 1:3). Khi chúng ta, là dân của Chúa hiểu cuốn sách này có ý nghĩa gì đối với mình, chúng ta sẽ thấy một sự phục hưng lớn lao trong chúng ta. Chúng ta không hiểu trọn vẹn các bài học mà sách Khải huyền dạy, cũng như chưa hiểu hết lệnh truyền chúng ta phải tìm kiếm và nghiên cứu.” – Ellen G. White, Testinmonies to Ministers and Gospel Workers, trang 113.

Khi chúng ta nghiên cứu và phân tích sách nầy, mời mọi học viên hãy mở lòng mình để nghe, thấy, và làm theo những sự khải thị Chúa ban khi chúng ta còn chờ đợi sự hồi lai của Chúa chúng ta là Giê-su Christ.

Tiến sĩ Rank Stefanovic là giáo sư môn Tân Ước thuộc khoa Thần Đạo Học của Viện Đại Học Andrews. Ông chuyên nghiên cứu Sách Khải huyền.

Xem / Tải về toàn bộ bài học theo liên kết sau đây:

Mục Lục

  1. PHÚC ÂM GIẢNG RA TỪ ĐẢO BÁT-MÔ (29 Tháng 12 – 4 Tháng 1, 2019)
  2. GIỮA NHỮNG CHÂN ĐÈN (5 Tháng 1 – 11 Tháng 1, 2019)
  3. THÔNG ĐIỆP CỦA ĐỨC CHÚA GIÊ-SU CHO 7 HỘI THÁNH (12 Tháng 1 – 18 Tháng 1, 2019)
  4. XỨNG ĐÁNG THAY CHIÊN CON! (19 Tháng 1 – 25 Tháng 1, 2019)
  5. BẢY DẤU ẤN (26 Tháng 1 – 1 Tháng 2, 2019)
  6. DÂN ĐƯỢC ĐÓNG ẤN CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI (2 Tháng 2 – 8 Tháng 2, 2019)
  7. BẢY TIẾNG KÈN (9 Tháng 2 – 15 Tháng 2, 2019)
  8. SA-TAN, KẺ THÙ BỊ THUA TRẬN (16 Tháng 2 – 22 Tháng 2, 2019)
  9. SA-TAN VÀ ĐỒNG MINH CỦA HẮN (23 Tháng 2 – 1 Tháng 3, 2019)
  10. PHÚC ÂM ĐỜI ĐỜI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI (2 Tháng 3 – 8 Tháng 3, 2019)
  11. BẢY TAI HỌA SAU CÙNG (9 Tháng 3 – 15 Tháng 3, 2019)
  12. SỰ ĐOÁN PHẠT CHO BA-BY-LÔN (16 Tháng 3 – 22 Tháng 3, 2019)
  13. “TA SẼ LÀM MỚI LẠI MỌI SỰ” (23 Tháng 3 – 29 Tháng 3, 2019)

Tác giả:
Rank Stefanovic, PhD

Dịch giả:
Bà Nguyễn Thị Ngọc Liên

Ban hiệu đính:
Mục sư Nguyễn Khắc Vinh
Kezia Tuyết Nguyễn
Trương Kimchi
Nguyễn Đăng Hưng

Trình bày:
Nguyễn Đăng Hưng

Website Trường Sa-bát:
giaohoicodoc.org/truongsabat

Mọi liên lạc, thư từ xin gởi về:
Mục sư Nguyễn Khắc Vinh
Tiếng Nói Hy Vọng
P.O. Box 5704, El Monte, CA 91734
Tel. (626) 422-6841
www.TiengNoiHyVong.org

Check Also

Cuộc Khủng Hoảng Về Danh Tánh (Bài Học 1, 26 Tháng 12 – 1 Tháng 1, 2021)

CÂU GỐC: “Bây giờ hãy đến, cho chúng ta biện luận cùng nhau. Dầu tội …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *