BÀI 17. SỰ ĐIỀU TRA PHÁN XÉT
Trong bài học 16, chúng ta đã nghiên cứu về đền thánh và sự làm sạch đền thánh trong ngày Đại Lễ Chuộc Tội. Chúng ta đã học biết rằng các nghi lễ trong đền thánh thời Cựu Ước là hình bóng của chức vụ Đấng Christ. Chúng ta thấy ba phần của đền thánh chỉ về ba giai đoạn của chức vụ Ngài. Hành lang tiêu biểu cho sự hy sinh trên thập tự giá, nơi thánh chỉ về việc cầu thay của Ngài, và nơi chí thánh tiêu biểu cho sự điều tra phán xét trước ngày Chúa tái lâm.
Đa-ni-ên 8:14 nói, “Cho đến 2300 buổi chiều và buổi mai; sau đó nơi thánh sẽ được thanh sạch.” Nơi thánh đây chỉ về đền thánh trên trời, vì lúc đó đền thánh dưới đất không còn nữa. Thời kỳ tiên tri 2300 ngày/ năm bắt đầu năm 457 T.C. vào thời đế quốc Mê-đi Ba-tư và chấm dứt năm 1844 S.C. Việc điều tra phán xét của Đấng Christ khởi đầu vào năm 1844 khi thời kỳ tiên tri 2300 năm chấm dứt. Trong bài học này, chúng ta sẽ học hỏi về sự điều tra phán xét được miêu tả trong Đa-niên đoạn 7, 8 và 9.
SỰ PHÁN XÉT TRONG ĐA-NI-ÊN 7
1. Ai chủ tọa phiên tòa ở trên trời? (Đa-ni-ên 7:9).
a. Đức Thánh Linh
b. Đức Chúa Cha
c. Giáo Hoàng
Trong Đa-ni-ên 7, cảnh phán xét được nói tới bốn lần: sự phán xét sẵn sàng, các sách được mở ra, con thú bị giết, và nước được ban cho các thánh. Câu 22 nói, “Cho tới khi Đấng Thượng Cổ đã đến”, diễn tả Đức Chúa Cha di chuyển từ một nơi nào trên thiên đàng để đến chủ tọa công việc đặc biệt này. Sự thay đổi địa điểm này rất quan trọng khi ta nghiên cứu đoạn 8:14.
2. Ai đến trong phiên tòa này? (Đa-ni-ên 7:13).
a. Con người – Đức Chúa Giê-su
b. Sa-tan
c. Người hành tinh khác
Con người ở đây là ai? Trong Tân Ước, hơn bốn mươi lần Đức Chúa Giê-su tự xưng là Con người. Như vậy Con người ở đây là chính Đức Chúa Giê-su.
3. Ai là Đấng Cầu Thay và Trung Bảo cho chúng ta? (I Giăng 2:1; I Ti-mô-thê 2:5; Hê-bơ-rơ 7:25).
a. Đức Thánh Linh
b. Đức Chúa Giê-su Christ
c. Bà Ma-ri – mẹ của Đức Chúa Giê-su
Giăng 5:22 nói, “Cha cũng chẳng xét đoán ai hết, nhưng đã giao trọn quyền phán xét cho Con.” Làm sao Đức Chúa Cha là Quan án, nhưng lại không xét đoán ai? Công vụ các Sứ đồ 17:31 trả lời, “Ngài đã chỉ định một ngày, khi Ngài sẽ lấy sự công bình đoán xét thế gian, bởi Người Ngài đã lập, và Đức Chúa Trời đã khiến Người từ kẻ chết sống lại, để làm chứng chắc về điều đó cho thiên hạ.” Như vậy, thì Đức Chúa Cha là 3 Quan án, nhưng Ngài đã quyết định giao quyền phán xét cho Đức Chúa Con.
Khi người ta hỏi Tổng thống Jimmy Carter năm 1979 là ông sẽ xử đoán thế nào về vụ Cô Patty Hearst, ông tuyên bố công khai là ông sẽ làm theo bất cứ đề nghị nào của các luật sư trong Bộ Tư Pháp. Như vậy, Tổng thống Carter là quan án, nhưng ông đã lựa chọn thi hành quyền xét xử của mình tùy theo sự đề nghị của các luật sư.
Khi chọn Đức Chúa Con để làm Quan án của chúng ta, Đức Chúa Cha đã làm một việc rất tốt lành, vì Đức Chúa Con đã sống trên thế gian, và biết những sự yếu đuối của loài người; Ngài cũng là Con Đức Chúa Trời. Đức Chúa Cha dường như nói rằng, “Ta là Chánh án, nhưng sự quyết định của Ta sẽ tùy thuộc vào lời đề nghị của Con.” Như vậy, Đức Chúa Giê-su đóng ba vai trò: Ngài vừa “là của lễ chuộc tội lỗi chúng ta”, vừa là Quan án, vừa là Luật sư (I Giăng 2:1, 2). Ngài là Đấng yêu thương chúng ta, nếu ta giao phó cuộc đời mình cho Ngài, thì chúng ta sẽ không bao giờ bị thua kiện.
4. Ta bị phán xét theo căn bản nào? (Truyền đạo 12:13, 14).
a. Kính sợ Chúa và giữ các điều răn
b. Làm điều thiện
c. Cả 2 câu (a) và (b) đều đúng
5. Sự phán xét này xảy ra khi nào? (Đa-ni-ên 7:10-11).
a. Thời vua Nê-bu-cát-nết-sa
b. Năm 1844
c. Khi Chúa trở lại
Năm 1798, tướng Berthier của Pháp cầm tù Giáo hoàng, chấm dứt quyền hành của Giáo hoàng ở trên đất và ứng nghiệm thời kỳ tiên tri 1260 năm. Đa-ni-ên đoạn 7 nói rằng quyền hành cái sừng nhỏ sẽ thống trị và đàn áp các thánh trong thời kỳ 1260 năm (Bài học 9-12). Khi chấm dứt thời kỳ này, Đức Chúa Trời sẽ bắt đầu công việc phán xét. Đó là lý do mà Đa-ni-ên đã mục kích cảnh phán xét ngay sau khi quyền hành của cái sừng nhỏ chấm dứt. Trong Đa-ni-ên đoạn 7, chúng ta phỏng đoán sự phán xét xảy ra vào khoảng thời gian sau năm 1798. Đa-niên đoạn 8 cho biết chính xác hơn – sự phán xét bắt đầu khi mãn thời kỳ tiên tri 2300 ngày, tức là vào năm 1844.
SỰ PHÁN XÉT TRONG ĐA-NI-ÊN 8
6. Khi nào Đấng Christ thi hành việc làm sạch đền thánh trên trời? (Đa-ni-ên 8:14).
a. Khi tận thế
b. Mỗi năm một lần
c. Kết thúc 2300 ngày tiên tri
Khi Đức Chúa Giê-su thăng thiên, Ngài làm công việc cầu thay cho chúng ta tại nơi thánh trong đền thánh trên trời. Nhưng khi thời kỳ tiên tri 2300 năm đã mãn, thì Ngài rời Nơi Thánh mà vào nơi Chí Thánh. Lúc đó, Ngài bắt đầu giai đoạn thứ ba của chức vụ Ngài, là công việc điều tra phán xét. Sự phán xét này phải xảy ra trước ngày Đấng Christ tái lâm vì ba lý do:
(a) Điều này hợp lý vì sự phán xét phải xảy ra trước ngày Chúa tái lâm; Khải huyền 22:12 nói, “Này, ta đến mau chóng, và đem phần thưởng theo với ta, để trả cho mỗi người tùy theo công việc họ làm.”
(b) Trong ngày Đại Lễ Chuộc Tội tại đền thánh thời Cựu Ước, nếu ai chợt nhớ những tội lỗi mà mình chưa kịp xưng ra, người ấy vẫn có thể xưng tội đó tại đền thánh vào ngày Đại Lễ Chuộc Tội; tội được đem vào đền thánh và được làm sạch trong cùng một ngày (Lê-vi Ký 16:4, 23-25). Điều này cho thấy rằng ân điển vẫn còn ban cho tội nhân khi giai đoạn cuối cùng của chức vụ Đấng Christ còn đang tiếp diễn.
(c) Vào phần chót của nghi lễ trong ngày Đại Lễ Chuộc Tội, con dê đực còn sống được thả vào trong đồng vắng (bài học 16). Sau này chúng ta sẽ nghiên cứu Khải huyền 20 để biết rằng sau khi Đấng Christ tái lâm, Sa-tan bị xiềng nơi vực sâu không đáy trong 1000 năm.
Như vậy, từ năm 1844 đến nay, Đấng Christ thi hành giai đoạn thứ ba của thánh chức Ngài như đã được dạy trong đền thánh thời xưa, đó là công việc làm sạch đền thánh và phán xét. Hê- bơ-rơ 9:12 dạy, “Ngài đã vào nơi rất thánh một lần thì đủ hết, không dùng huyết của dê đực và của bò con, nhưng dùng chính huyết mình, mà được sự chuộc tội đời đời.” Như vậy, Ngài làm sạch đền thánh trên trời. Trong khi thi hành công việc phán xét, Ngài vẫn cầu thay cho chúng ta. Thầy Tế Lễ 5 Thượng Phẩm của chúng ta không phải chỉ là Quan Án công bình, mà còn là Luật sư biện hộ cho chúng ta nữa. Ngài đứng về phía chúng ta (I Giăng 2:1).
7. Trong Đa-ni-ên 8, việc gì đã xảy ra sau thời kỳ cái sừng nhỏ? (Đa-ni-ên 8:13, 14).
a. Cái sừng khác mọc ra
b. Nơi thánh sẽ được thanh sạch
c. Chúa trở lại
Việc nơi thánh được thanh sạch xảy ra cùng lúc với việc phán xét. Trong Đa-ni-ên 7, cảnh phán xét xảy ra sau thời kỳ cái sừng nhỏ. Trong Đa-ni-ên 8 là sự làm sạch đền thánh. Như vậy, sự làm sạch đền thánh đi đôi với sự phán xét.
BẢNG SO SÁNH ĐA-NI-ÊN 7 VÀ 8
Đa-ni-ên 7 | Đa-ni-ên 8 | Biểu Hiệu |
Con sư tử
Con gấu Con beo 4 đầu 10 sừng Cái sừng nhỏ Sự phán xét |
Con chiên đực
Con dê 4 sừng Cái sừng nhỏ La Mã chia làm 10 Sừng nhỏ lớn lên, ném bỏ lẽ thật Nơi thánh được thanh sạch |
Ba-by-lôn
Mê-đi Ba-tư Hy Lạp Hy Lạp chia làm 4 Ngoại giáo La mã
Giáo hội La Mã
Sự điều tra phán xét trước ngày phục lâm |
HAI HÌNH ẢNH CỦA SỰ PHÁN XÉT
Để có thể hiểu rõ sự phán xét trước ngày Chúa phục lâm, chúng ta cần tìm hiểu tại sao đền thánh phải được thanh sạch. Hai nguyên do đã làm ô uế đền thánh, nên phải có hai sự phán xét khác nhau. Sự phán xét này bắt đầu năm 1844: (1) 6 Sự phán xét cái sừng nhỏ, (2) Sự phán xét các thánh đồ. Nói một cách khác, sẽ có hai hình thức khác nhau của sự phán xét. Sự xử đoán công bình cho các thánh và sự phán xét nghịch lại quyền lực cái sừng nhỏ.
HAI NGUYÊN DO LÀM Ô UẾ ĐỀN THÁNH
TỘI LỖI CỦA CÁI SỪNG NHỎ
8. Cái sừng nhỏ đã phạm đến đền thánh của Chúa thế nào? (Đa-ni-ên 8:11-13).
a. Cái sừng nhỏ “làm mình nên lớn cho đến tướng cơ binh” và “ném bỏ lẽ thật xuống đất”
b. “Nó cất của lễ hằng dâng khỏi Ngài” và “nơi thánh của Ngài bị quăng xuống”
c. Cả 2 câu (a) và (b) đều đúng
Lý do đền thánh cần được thanh sạch vì tội lỗi của cái sừng nhỏ. Chúng ta đã học từ bài 9-12, cái sừng nhỏ tiêu biểu cho một hệ thống tôn giáo, đó là hệ thống giáo hoàng La Mã. Cái sừng nhỏ phạm bốn tội lớn là nguyên do đền thánh phải được làm cho thanh sạch.
1) Cái sừng nhỏ “làm mình nên lớn cho đến tướng cơ binh.” Nói đến sự việc giáo hoàng xưng mình là Đức Chúa Trời trên đất (xin xem bài số 9).
2) “Nó cất của lễ hằng dâng khỏi Ngài.” Theo các nghi lễ thời Cựu Ước, của lễ dâng hằng ngày là việc làm nơi hành lang và nơi thánh – tiêu biểu sự hy sinh và cầu thay của Đấng Cứu Thế. Cái sừng nhỏ đã bỏ sự hy sinh và cầu thay của Ngài khi lập ra lễ Mi-sa. Thay vì sự hy sinh của Đức Chúa Giê-su một lần trên thập tự giá là đủ cho tất cả nhân loại, hội Công giáo La Mã làm lễ chuộc tội nhiều lần mỗi ngày khi cử hành lễ Misa. Hệ thống này cũng hủy bỏ sự cầu thay của Đấng Christ vì đặt ra luật lệ buộc giáo dân phải xưng tội cùng các linh mục trong những phòng nhỏ để được tha thứ. Họ không được dạy về Đức Chúa Giê-su là Đấng 7 Trung Bảo, cầu thay và tha thứ mọi tội lỗi chúng ta.
3) “Nơi thánh của Ngài bị quăng xuống.” Nơi thánh của Ngài trong thời Tân Ước là đền thánh trên trời. Thay vì dạy giáo dân hướng về đền thánh trên thiên đàng nơi Cứu Chúa chúng ta đang phán xét và cầu thay cho chúng ta, hội Công giáo lại dạy hướng họ về hệ thống linh mục ở thế gian.
4) “Nó ném bỏ lẽ thật xuống đất.” Hệ thống này đã bỏ lẽ thật của đền thánh trên trời. Kết quả là người ta tìm sự cứu chuộc nơi con người hay việc làm của mình, thay vì nơi huyết của Đấng Cứu Thế.
TỘI LỖI CỦA DÂN SỰ ĐỨC CHÚA TRỜI
Trong thời Cựu Ước đền thánh cần phải được làm sạch vì tội lỗi của dân sự đã được đem vào đền thánh. Những tội lỗi đó phải được làm sạch bởi sự hy sinh và huyết của con sinh tế (Lê-vi Ký 16:16).
9. Những ai được phán xét và biện hộ trong thời kỳ phán xét trước ngày Chúa phục lâm? (Đa-ni-ên 7:22).
a. Sa-tan
b. Các thánh
c. Những người đã chết
Sự phán xét trước phục lâm bắt đầu vào năm 1844 không chỉ xét đoán quyền lực cái sừng nhỏ, nhưng cũng để biện hộ cho dân sự Ngài. Một số người thắc mắc vì sao Chúa cần đến sự phán xét. Chúng ta nên hiểu rõ rằng Đức Chúa Trời không cần đến sự phán xét để biết những ai sẽ được cứu. Sự phán xét trước phục lâm này để làm sáng tỏ cho các thiên sứ và cả vũ trụ rằng Chúa là Quan Án công bình. Sự điều tra phán xét này bắt đầu vào năm 1844; đây là lần đầu tiên Chúa tiết lộ cho các thiên sứ và các thánh nhân trên trời tên của những người được cứu, và cho cả vũ trụ biết vì sao Ngài cứu những người đó.
TIN MỪNG VỀ SỰ PHÁN XÉT
Một tin mừng lớn! Sự phán xét của Đức Chúa Trời đã bắt đầu trên thiên đàng từ năm 1844. Đối với một số người, sự phán xét đó làm họ lo sợ và là một tin buồn. Nhưng theo Kinh Thánh, sự phán xét này được kể là một tin vui mừng lớn cho dân sự Ngài (Khải huyền 19:1-3).
10. Sứ điệp của thiên sứ thứ nhất rao truyền gì? (Khải huyền 14:7).
a. Ba-by-lôn lớn đã đổ rồi
b. Vì giờ phán xét của Ngài đã đến
c. Hãy rao giảng Tin lành
Bản Kinh Thánh tiếng Anh viết, “giờ phán xét của Ngài đến,” dùng trong thì hiện tại. Khi sứ điệp đặc biệt này được rao truyền, thì sự phán xét không ở tương lai, cũng không ở quá khứ, sự phán xét này đang xảy ra trong hiện tại. Sứ điệp của sự phán xét này chỉ có thể được rao truyền từ năm 1844. Với thế hệ cuối cùng trên đất, nhiều người quên Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hóa, chà đạp luật pháp Ngài, nên Ngài dấy lên một phong trào vào năm 1844 để rao truyền giờ phán xét của Ngài, để sửa soạn một dân sự cho ngày Chúa phục lâm.
TÓM LƯỢC
1) Vào năm 1844, Đức Chúa Giê-su khởi đầu chức vụ thứ ba của Ngài là công việc điều tra phán xét và làm sạch đền thánh tại nơi Chí thánh trong đền thánh trên trời.
2) Đền thánh phải được làm sạch vì tội của cái sừng nhỏ và tội lỗi của dân sự làm ô uế đền thánh trên trời. Chúa sẽ làm xong công việc phán xét này trước ngày tái lâm.
3) Công việc phán xét là một tin mừng cho dân sự Đức Chúa Trời, vì tội lỗi đã ăn năn của họ sẽ được xóa đi, không bao giờ còn nhắc lại nữa. Đức Chúa Cha tuy là chủ tọa phiên tòa phán xét, nhưng Ngài giao trọn quyền xét xử cho Đức Chúa Con. Cả hai Đấng yêu thương và muốn cứu chúng ta nếu chúng ta giao phó trọn vẹn đời mình trong tay Đức Chúa Giê-su.
QUYẾT ĐỊNH
- Tôi muốn giao trọn đời mình cho Đức Chúa Giê-su. Tôi muốn Ngài biện hộ cho tôi trong phiên tòa đang diễn ra ở trên trời.
Nghiên cứu sách Đa-ni-ên
Kiểm Tra 17
1) Ai chủ tọa phiên tòa ở trên trời?
________________________________________________
2) Ai là Đấng Trung Bảo của chúng ta?
________________________________________________
3) Chúng ta bị phán xét theo tiêu chuẩn nào?
________________________________________________
4) Khi nào sự điều tra phán xét bắt đầu và chấm dứt?
________________________________________________
5) Chúng ta đang sống trong thời kỳ nào?
________________________________________________
6) Tại sao đền thánh cần được làm thanh sạch?
________________________________________________
________________________________________________
________________________________________________
________________________________________________
Tải về bài học (pdf) theo liên kết sau đây:
Tải về file trắc nghiệm (pdf) theo liên kết sau đây: