CÂU GỐC: “Các từng trời rao truyền sự vinh hiển của Đức Chúa Trời, Bầu trời giải tỏ công việc tay Ngài làm” (Thi thiên 19:1).
KINH THÁNH NGHIÊN CỨU: Gióp 26:7–10; Sáng thế Ký 1–2; Sáng thế Ký 5; Sáng thế Ký 11; 1 Sử Ký 1:18–27; Ma-thi-ơ 19:4, 5; Giăng 1:1–3.
Nhiều nhà tư tưởng vĩ đại đã tìm được nguồn cảm hứng từ Kinh Thánh để khám phá thế giới mà Đức Chúa Trời dựng nên; kết quả là khoa học hiện đại đã ra đời. Những người như Johannes Kepler, Isaac Newton, John Ray, Robert Boyle và các nhà khoa học vĩ đại thuở ban đầu khác tin rằng công trình của họ lại còn tiết lộ nhiều hơn về công việc sáng tạo của Đức Chúa Trời.
Tuy nhiên, sau Cách mạng Pháp, khoa học của thế kỷ XIX bắt đầu có một vũ trụ quan mới, họ chuyển cách nhìn thế giới qua ống kính thần học sang cái nhìn dựa trên chủ nghĩa thiên nhiên và chủ nghĩa duy vật, và không còn chỗ cho siêu nhiên. Những ý tưởng triết học này đã được Charles Darwin phổ biến qua tác phẩm Bàn Về Nguồn Gốc Mọi Loài – On the Origin of Species (1859). Kể từ thời điểm đó, khoa học ngày càng xa rời nền tảng Kinh Thánh của mình, dẫn đến việc diễn giải lại cách quá đáng câu chuyện Sáng Thế.
Có phải Kinh Thánh dạy một quan điểm cổ hủ, thiếu khoa học về vũ trụ học? Có phải sự tường thuật của Kinh Thánh chỉ là vay mượn từ các quốc gia ngoại giáo xung quanh? Có phải Kinh Thánh bị hạn hẹp về mặt văn hóa bởi vị trí và thời gian của nó, hay, phải chăng bản chất được soi dẫn của Kinh Thánh đã nâng chúng ta lên một tầm nhìn cao hơn về nguồn gốc của mọi loài là hoàn toàn nằm trong khuôn khổ thiêng liêng của nó?
Đó là một vài chủ đề chúng ta sẽ thảo luận trong bài học tuần nầy.
Xem / Tải về toàn bộ bài học theo liên kết sau đây: