Hầu hết những người leo núi chuyên nghiệp đã bình chọn ông Walter Bonatti, người Ý, là một người leo núi vĩ đại nhất từ hồi nào tới giờ. Năm 1954, khi vừa mới 24 tuổi, ông đã là thành viên trẻ tuổi nhất của đội leo núi Ý Đại Lợi và là người đầu tiên chinh phục được đỉnh núi K2, ngọn núi cao thứ hai trên thế giới sau rặng núi Everest.
Bộ sách giáo khoa Wikipedia cho biết: “K2 là ngọn núi cao hơn 8,600m nằm ở giữa Pakistan và Trung Hoa, độ dốc rất cao và khó khăn, nguy hiểm cho những người leo núi. Theo thống kê thì cứ 4 người leo được đến đỉnh núi thì có 1 người chết”
Một nhà leo núi chuyên nghiệp là ông Reinhold Messner đã tuyên bố với báo La Repubblica của Ý là: “Ông Bonatti là một thanh niên trẻ, sống độc lập, tự tin, một người biết tiên đoán trước được những khó khăn sẽ gặp trên chặng đường leo và là người leo núi giỏi nhất toàn cầu”
Nhưng khi Bonatti qua đời vào năm 2011 ở tuổi 81, trên mục cáo phó của tờ báo New York Times, một bài viết đã tập trung sự chú ý đến cuộc tranh cãi xoay quanh việc chinh phục đỉnh núi K2 vào năm 1954. Sự việc này đã khiến ông phiền lòng gần suốt cuộc đời mình. Theo bài viết thì có 2 thành viên của đội leo núi Ý đã chinh phục đỉnh K2 và Bonatti không phải là người đầu tiên đặt chân lên. Ông và một người trợ tá khuân vác hành trang có nhiệm vụ vận chuyển bình dưỡng khí đến khu lều trại ở độ cao 26,000 feet, nơi đó ông sẽ gặp những người bạn đồng hành leo núi khác. Rồi cả đoàn sẽ cùng nhau làm một cuộc leo dốc cuối cùng lên đỉnh.
Suýt chết
Tuy nhiên, lúc Bonatti và người trợ tá khuân vác đem được bình dưỡng khí đến điểm hẹn thì họ chẳng tìm thấy một ai cả. Bonatti đành phải ngủ đêm ở đó, họ đã trải qua một đêm dài gần chết vì băng giá. Sáng sớm hôm sau, họ đành để lại bình dưỡng khí lại trong tuyết trắng và leo xuống vùng thấp hơn vì mấy ngón tay ngón chân của người trợ tá đã bị hủy hoại do tê cóng.
Vài giờ sau khi Bonatti rời khỏi khu vực điểm hẹn thì những thành viên khác trong đoàn bất ngờ xuất hiện, họ lấy đi bình dưỡng khí và tiếp tục leo lên dốc, cuối cùng họ đến đích trong vinh quang là đặt chân được đến nơi cao nhất của đỉnh núi K2. Sau đó, Bonatti đã cáo buộc là những thành viên đó đã chủ ý rời khỏi điểm hẹn. Những người kia thì chối bỏ việc này, và hội leo núi Alpine Club của Ý lại đứng về phe của họ. Từ đó, Bonatti rời khỏi đội và thường tự làm những cuộc mạo hiểm leo núi đơn độc một mình.
Đến năm 2004, một nhân vật nổi tiếng trong lãnh vực leo núi, người cũng đã từng chinh phục đỉnh K2 đã công nhận trong một cuốn sách do ông xuất bản là câu chuyện của ông Bonatti là đúng sự thực.
Trong một cuốn sách do chính ông Bonatti viết, “Những dãy núi trong cuộc đời tôi” (The Mountains of My Life) Ông đã thốt lên “Những nỗi thất vọng lớn nhất của tôi đến từ con ngưới chứ không phải là từ những ngọn núi”
Thực ra, tha thứ cho người khác có lẽ còn khó khăn hơn là chinh phục những đỉnh núi cao nhất trong vũ trụ.
Sau nhiều năm đi truyền giảng, tôi đã nhận ra rằng sự tha thứ xem ra rất đơn giản khi đề cập đến, nhưng thực ra nó vô cùng khó để thực hiện. Nó là một trong những điểm then chốt khó khăn cho rất nhiều người Cơ Đốc, và có thể giống như những dãy núi cao không thể nào vượt qua được.
Chúa đã hứa giúp chúng ta nếu ta tìm đến và xin với Ngài. Sự tha thứ thì khó, nhưng Chúa là đấng có quyền năng hơn tất cả mọi sự nên Ngài sẽ giúp được ta.
Kinh Thánh nói: “Song nếu không tha lỗi cho người ta, thì Cha các ngươi cũng sẽ không tha lỗi cho các ngươi.” (Ma-thi-ơ 6:15).
By Michael Temple
Ngọc-Anh phỏng dịch