Home / Dưỡng linh / Lời sống hằng ngày / Thời Kỳ Tiên Tri Dài Nhất (Bài 15 – Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên)

Thời Kỳ Tiên Tri Dài Nhất (Bài 15 – Nghiên Cứu Sách Đa-ni-ên)

BÀI 15. THỜI KỲ TIÊN TRI DÀI NHẤT

Mục đích của Đức Chúa Trời lúc nào cũng được thực hiện đúng giờ. Mặc dù chương trình của Ngài đôi khi coi dường như chậm trễ, nhưng sẽ được ứng nghiệm vào đúng lúc Ngài muốn. Những lời tiên tri trong Kinh Thánh bày tỏ họa đồ vĩ đại của Ngài. Các đế quốc dấy lên và sụp đổ đúng giờ. Đấng Christ giáng sinh đúng ngày giờ (Ga-la-ti 4:4). Trong bài hôm nay, chúng ta sẽ thấy thời khóa biểu của thiên đàng. Đức Chúa Giê-su đã thi hành chức vụ của Ngài đúng giờ. Điều này cho chúng ta niềm tin chắc chắn vào lời tiên tri. Đức Chúa Trời rất chú ý đến mọi biến cố trên trái đất này, hướng dẫn lịch sử nhân loại đến một biến cố vinh hiển vĩ đại, đó là sự tái lâm của Đức Chúa Giê-su Christ. Đani-ên đoạn 9 cho chúng ta thấy rằng mục đích và chương trình của Đức Chúa Trời xảy ra không sớm mà cũng không trễ. Những gì Ngài làm, Ngài làm đúng giờ đã định. Ngài không bao giờ chậm trễ.

Hôm nay chúng ta nghiên cứu thời kỳ tiên tri dài nhất trong Kinh Thánh, liên quan đến dân Giu-đa, đến Đấng Christ và chương trình cứu chuộc, công việc của Ngài trong đền thánh trên trời, và sự điều tra phán xét ảnh hưởng tới chúng ta là những 2 người sống trong thời kỳ sau rốt. Trong bài trước, chúng ta đã nghiên cứu Đa-ni-ên 9:24 nói về 70 tuần lễ dành cho dân Do Thái. Chúng ta tiếp tục nghiên cứu thời kỳ tiên tri này.

HAI NGÀN BA TRĂM BUỔI CHIỀU VÀ BUỔI MAI

Như đã trình bày trong bài 13, hai ngàn ba trăm buổi chiều và buổi mai là 2300 ngày, hay theo cách tính tiên tri là 2300 năm. Thời kỳ này bắt đầu khi nào, được phân chia thế nào, và chấm dứt khi nào?

1. Từ khi có lệnh tu bổ thành Giê-ru-sa-lem đến Đấng chịu xức dầu là bao lâu? (Đa-ni-ên 9:25).

a. 7 tuần lễ và 62 tuần lễ
b. 7 năm và 62 tuần lễ
c. 7 năm và 490 ngày

Trên đây là chiếu chỉ thứ ba do vua Ạt-ta-xét-xe ban hành cho phép dân Giu-đa xây lại thành và đền thờ Giê-ru-sa-lem, có quyền thờ phượng, cho họ lập lại nước, lập quan phủ và quan án để xét xử dân chúng, kết án và trừng phạt những người phạm pháp. Bài học trước cho chúng ta biết chiếu chỉ này ban hành vào đầu năm 457 T.C. và được Ê-xơ-ra thi hành vào mùa thu năm đó (Xin đọc Ê-xơ-ra 7). Như vậy, chúng ta có khởi điểm của 70 tuần lễ, là mùa thu năm 457 T.C. Từ ngày đó cho tới khi Đấng Mê-si đến là 7 tuần lễ, cộng 62 tuần lễ là 69 tuần lễ, nhân cho 7 ngày trong một tuần, là 483 năm.

7 tuần lễ + 62 tuần lễ = 69 tuần lễ x 7 ngày = 483 ngày/năm

Theo cách tính thời gian Trước Chúa, thì chúng ta lấy 483 năm trừ đi năm 457 T.C., vì không có năm zê-rô cho nên phải cộng 1, sẽ tới năm 27 S.C.

483năm – 457 T.C. = 27 S.C.

Chữ “Mê-si” là tiếng Hê-bơ-rơ, có nghĩa là “người được xức dầu.” Đức Chúa Giê-su đã được Đức Thánh Linh xức dầu khi Ngài chịu phép báp-têm để thi hành sứ mạng của Ngài trên đất (Lu-ca 3:21, 22; Công vụ các Sứ đồ 10:38).

BẢY TUẦN LỄ

2. Thời gian cần thiết để xây lại Giê-ru-sa-lem là bao lâu? (Đani-ên 9:25).

a. 7 năm
b. 7 tuần lễ
c. 62 tháng

Bảy tuần lễ nhân cho bảy ngày một tuần là 49 ngày hay 49 năm. Thời gian 49 năm, từ 457 T.C. đến 408 T.C., Ê-xơ-ra và Nê-hê-mi đã điều khiển việc xây lại Giê-ru-sa-lem, có đường phố và hào, cùng phục hồi lại nước. Trong thời gian này, có những kẻ thù tìm cách phá hoại, gây nhiều khó khăn cho việc xây cất như lời tiên tri đã dự ngôn (Ê-xơ-ra 4:1, 4; Nê-hê-mi 2:19; 4:1, 8).

SÁU MƯƠI HAI TUẦN LỄ

3. Việc gì đã xảy ra sau 62 tuần lễ? (Đa-ni-ên 9:26).

a. Thành Giê-ru-sa-lem được xây xong
b. Đấng chịu xức dầu sẽ đến
c. Đấng chịu xức dầu sẽ bị trừ đi

Trọng tâm của lời tiên tri này là Đức Chúa Giê-su. Tiếp theo 49 năm được dành cho việc tu bổ Giê-ru-sa-lem là thời gian (62×7=) 434 năm. Thời gian này được ban cho dân Giu-đa để sửa soạn cho sự xuất hiện của Đấng Mê-si. Sau 434 năm, vào mùa thu năm 27 S.C., Đấng Christ chịu phép báp-têm, được Thánh Linh xức dầu và “khởi sự giảng dạy rằng . . . nước thiên đàng đã đến gần rồi” (Ma-thi-ơ 4:17). Đây quả thật là sự mầu nhiệm diệu kỳ của lời tiên tri trong Kinh Thánh. Năm trăm năm trước, lời tiên tri đã nói rất chính xác năm Đức Chúa Giê- su chịu phép báp-têm.

MỘT TUẦN LỄ

4. Sứ điệp đầu tiên mà Chúa Giê-su phán sau khi Ngài chịu phép báp-têm là gì? (Mác 1:14, 15).

a. Đức Chúa Trời đã đến gần con người
b. Kỳ đã trọn, nước Đức Chúa Trời đã đến gần
c. Các ngươi hãy làm phép báp-têm như Ta

Lời tiên tri của Đức Chúa Trời như đồng hồ đã điểm; Đức Chúa Giê-su đến thế gian như đã được định trước trong Kinh Thánh. Ngài chịu phép báp-têm vào mùa thu năm 27 S.C., trong năm thứ 15 đời Sê-sa Ti-be-rơ (Lu-ca 3:1).

5. Cuối cùng việc gì xảy đến cho Đấng Mê-si? (Đa-ni-ên 9:26).

a. Đấng chịu xức dầu sẽ bị trừ đi
b. Đấng chịu xức dầu sẽ xức dầu cho mọi người
c. Đấng chịu xức dầu sẽ chiến thắng kẻ thù

Kinh Thánh không những nói trước việc Đức Chúa Giê-su chịu phép báp-têm; nhưng cũng nói đến năm mà Ngài phải chịu sự thương khó, hy sinh, phải chết cách đau đớn, nhục nhã như một can phạm trên thập tự giá cho toàn thể chúng ta.

6. Hai việc gì Đấng Mê-si làm giữa tuần lễ này? (Đa-ni-ên 9:27).

a. Người lập giao ước vững bền và chấm dứt của lễ chay
b. Người hoàn thành các sách Phúc Âm và khiến của lễ chay dứt đi
c. Người ban những điều răn mới và đi về trời

Một tuần lễ là 7 ngày hay 7 năm. Bảy năm cộng với năm 27 S.C. là năm 34 S.C. Trong thời kỳ bảy năm này Phúc Âm chỉ được rao giảng cho dân Do Thái và có nhiều người Do Thái chấp nhận Đấng Christ. Ngài đã lựa chọn mười hai sứ đồ là người Do Thái. Sau khi Ngài về trời, các sứ đồ được quyền phép Đức Thánh Linh, rao giảng tại thành Giê-ru-sa-lem. Sách Công vụ các Sứ đồ đã ghi chép, “Đạo Đức Chúa Trời càng ngày càng tràn ra, số môn đồ tại thành Giê-ru-sa-lem thêm lên nhiều lắm. Cũng có rất nhiều thầy tế lễ vâng theo đạo nữa” (Công vụ các Sứ đồ 6:7). Như vậy Ngài đã lập giao ước vững bền với nhiều người trong một tuần lễ.

Giữa tuần lễ cuối cùng, ba năm rưỡi sau khi Đức Chúa Giê-su bắt đầu chức vụ giảng dạy, Ngài sẽ khiến của lễ và của lễ chay dứt đi. Nói một cách khác, Ngài sẽ chấm dứt sự chuộc tội bằng sự hy sinh súc vật và các thổ sản. (Xin đọc Lê- vi Ký đoạn 1 và 2). Ba năm rưỡi sau khi Ngài bắt đầu sứ mạng của Ngài vào mùa thu năm 27 5 S.C., Đấng Christ đã hoàn tất việc này bởi sự chết của Ngài trên thập tự giá vào mùa xuân năm 31 S.C. Khi Ngài trút hơi thở cuối cùng trên thập tự giá, bức màn trong đền thờ đã bị xé làm hai từ trên xuống dưới bởi một bàn tay vô hình, chỉ về sự chấm dứt nghi lễ dâng con sinh tế chuộc tội. Đức Chúa Giê- su, Chiên Con của Đức Chúa Trời, đã hy sinh, dâng chính huyết Ngài làm của lễ chuộc tội, nên từ đó chúng ta không cần đến của lễ bằng súc vật.

Dân Giu-đa đã chối bỏ Đấng Mê-si, lên án và giết Ngài; nhưng vì lòng nhân từ thương xót, Chúa đã cho họ thêm ba năm rưỡi nữa. Các sứ đồ đã biệt riêng ba năm rưỡi để rao giảng cho dân Do Thái. Tuy nhiên vào năm 34 S.C., Ê-tiên kêu gọi lần chót dân Do Thái hãy ăn năn và chấp nhận Đấng Mê-si. Các nhà lãnh đạo Do Thái không những từ chối lời kêu gọi mà còn ném đá Ê-tiên (Công vụ các Sứ đồ 7:58). Sau khi Ê-tiên chết, các Cơ Đốc nhân bị bắt bớ cách dữ dội; vì thế các sứ đồ và tín giáo phải lìa bỏ thành Giê-ru-sa-lem, tản lạc khắp nơi, và họ bắt đầu rao giảng tin lành cho dân ngoại (Công vụ 8:4).

Sau năm 34 S.C., Đức Chúa Trời đã từ bỏ tuyển dân Do Thái, và làm việc qua “Y-sơ-ra-ên thiêng liêng”, là hội thánh Đấng Christ, được chuộc bởi huyết báu của Ngài. Chúng ta là “dòng giống được lựa chọn, là chức tế lễ nhà vua, là dân thánh, là dân thuộc về Đức Chúa Trời” (I Phi-e-rơ 2:9).

70 tuần lễ – 490 năm

7 tuần lễ                                                           62 tuần lễ                                                                1 tuần

(49 năm)                                                          (434 năm)                                                                (7 năm)

457           408                                                  1 T.C. 1 S.C                      27        31           34

 

7. Việc gì xảy ra cho dân Do Thái khi họ từ chối Đấng Mê-si? (Đa-ni-ên 9:26, 27).

a. Thành thánh bị hủy phá
b. Có sự tranh chiến cho đến cuối cùng
c. Cả hai câu (a) và (b) đều đúng

Đứng trước đền thánh vài ngày trước khi phải chịu chết, Đức Chúa Giê-su đã nghẹn ngào nói tiên tri về số phận của Giê-rusa-lem, thành mà Ngài yêu mến, “Nhà các ngươi sẽ bỏ hoang!” (Ma-thi-ơ 23:38). Bốn chục năm trước khi thành Giê-ru-salem bị tiêu hủy, Đức Chúa Giê-su đã tuyên bố cùng dân Do Thái là đền thờ của họ sẽ bị bỏ hoang. Đền thờ bị bỏ hoang vì 6 Đấng Christ, Con Đức Chúa Trời, đã đến cùng dân sự Ngài và “bị các trưởng lão, các thầy tế lễ cả, và các thầy thông giáo bỏ ra” (Lu-ca 9:22). “Ngài đã đến trong xứ mình, song dân mình chẳng hề nhận lấy” (Giăng 1:11).

“Hoang vu” là chữ chính trong Đa-ni-ên 9:26, 27. Đức Chúa Giê-su biết rằng vào năm 70 S.C., tướng La Mã Titus là con vua Vespasian, sẽ đến hủy phá thành Giê-ru-sa-lem. Lính La Mã là “dân của vua hầu đến sẽ phá hủy thành và nơi thánh” sẽ thiêu hủy đền thờ, tàn phá thành thánh và tàn sát dân sự, làm cho nơi đó thành hoang vu, không người ở.

“Nước Đức Chúa Trời sẽ cất khỏi các ngươi, và cho một dân khác” (Ma-thi-ơ 21:43). Dân khác này là hội thánh của Đấng Christ, gồm những người được sinh lại vào gia đình của Chúa, chấp nhận Chúa Giê-su làm Cứu Chúa mình. Bảy mươi tuần lễ dành cho dân Do Thái chấm dứt vào năm 34 S.C., khi những nhà lãnh đạo Do Thái xác nhận sự bội nghịch chống lại Chúa khi họ xử tử Cơ Đốc nhân đầu tiên. Tòa Công luận, gồm những nhà lãnh đạo Do Thái, đã chính thức lên án Ê-tiên và ném đá người đến chết.

Khi lên án Đấng Christ, các nhà lãnh đạo Do Thái đã thuyết phục dân La Mã phạm tội giết Chúa thế cho họ. Khi giết Ê- tiên, chính tay họ đã ném đá; chính họ đã phạm tội sát nhân. Thật là kinh khủng! Đức Chúa Trời đã ban cho họ nhiều cơ hội, nhưng họ đã khinh thường tình thương và ân điển của Ngài.

THỜI KỲ 2300 NĂM

Xin nhớ rằng 70 tuần lễ hay 490 năm được biệt ra từ thời kỳ 2300 năm. Nếu lấy 2300 năm trừ đi 490 năm thì chúng ta còn lại 1810 năm. Cộng 1810 năm này với năm 34 S.C. sẽ tới năm 1844; đó là năm cuối cùng của thời kỳ tiên tri 2300 năm.

2300 năm

70 tuần lễ                                            1810

(490 năm)

Chúa bị Đền thánh sẽ đóng đinh  năm được thanh sạch 457 T.C S.C. 1844 27 34 31 Chúa báp-têm Ê-tiên bị ném đá 7

8. Khi nào lời tiên tri về 2300 năm chấm dứt?(Đa-ni-ên 8:14).

a. Năm 1810
b. Năm 1944
c. Năm 1844

9. Khi 2300 năm đã mãn, việc gì xảy ra vào năm 1844? (Đa-niên 8:14).

a. Nơi thánh sẽ bị hủy phá
b. Nơi thánh sẽ được xây lại
c. Nơi thánh sẽ được thanh sạch

Chúng ta đã nghiên cứu thời kỳ tiên tri dài nhất trong Kinh Thánh, từ thời Đa-ni-ên cho đến thời đại chúng ta, bắt đầu từ năm 457 T.C. cho đến năm 1844 S.C. Việc gì đã xảy ra ở giữa thế kỷ thứ 19 khi thời kỳ tiên tri vĩ đại này chấm dứt? Muốn hiểu việc gì đã xảy ra vào khoảng năm 1844, chúng ta cần tìm hiểu hai điều: (1) Việc gì đã xảy ra ở trên trời; (2) Việc gì đã xảy ra ở dưới đất. Trong bài học kỳ tới, chúng ta sẽ nghiên cứu những việc xảy ra ở trên trời. Bây giờ chúng ta hãy nghiên cứu việc xảy ra ở dưới đất khi 2300 ngày chấm dứt.

Đa-ni-ên 8:14 cho chúng ta biết sau 2300 ngày “nơi thánh sẽ được thanh sạch,” và thiên sứ Gáp-ri-ên nói tiếp, “Sự hiện thấy đó có quan hệ với kỳ sau rốt . . . Ngươi hãy giữ kín sự hiện thấy đó, vì nó quan hệ với sau nhiều ngày” (Đa-ni-ên 8:17, 26). Vì vậy, chỉ những người trong thời kỳ sau rốt mới có thể hiểu được trọn vẹn thời kỳ tiên tri này.

PHONG TRÀO LỚN TRONG NGÀY CUỐI CÙNG

Vào khoảng thời gian 1840, tức là vào lúc thời kỳ tiên tri 2300 ngày sắp chấm dứt, Chúa đã dấy lên nhiều Cơ Đốc nhân trung tín nghiên cứu kỹ càng lời tiên tri trong sách Đa-ni-ên. Họ thấy những hình bóng của lời tiên tri ấy chỉ về “thời kỳ cuối cùng” nên họ nghĩ rằng việc làm sạch đền thánh chỉ về sự Chúa đến để làm sạch trái đất. Dĩ nhiên là họ hết sức phấn khởi. Họ sung sướng khám phá rằng Đức Chúa Giê-su sắp trở lại.

Nhưng họ đã phạm một lỗi rất trầm trọng. Họ đã ấn định ngày Chúa tái lâm: đó là ngày 22 tháng 10 năm 1844. Đức Chúa Giê-su đã phán rằng không ai biết ngày hay giờ Chúa trở lại. Tuy nhiên, những người sốt sắng này đã ấn định ngày Chúa trở lại. Lòng họ hân hoan! Họ tin chắc Chúa đến để đón họ về trời. Họ chờ đợi Chúa hiện ra giữa đám mây trong ngày trọng đại ấy. Khi Ngài không trở lại như họ tính, lòng họ tan nát!

Đức Chúa Trời đã làm gì đối với những người hiểu sai lời tiên tri? Ngài có bỏ họ không? Không! Ngài giúp họ nhận thức sự lầm lẫn là họ đã áp dụng sai thời kỳ tiên tri. Ngài giúp họ hiểu rằng lời tiên tri áp dụng cho việc làm sạch đền thánh trên trời, để sửa soạn cho sự tái lâm của Đấng Christ. Vậy, điều gì đã xảy ra cho những người bị thất vọng đắng cay này? Họ tiếp tục nghiên cứu Kinh Thánh và sốt sắng rao truyền sứ điệp Cơ Đốc Phục Lâm khắp thế giới. Từ đó phong trào Cơ Đốc Phục lâm ra đời, một trong những phong trào truyền giáo mạnh nhất trong thế hệ hiện đại. Điều này đã ứng nghiệm lời tiên tri trong Khải huyền 10:11, “Có lời phán cùng tôi rằng: Ngươi còn phải nói tiên tri về nhiều dân, nhiều nước, nhiều tiếng và nhiều vua nữa.” Lời kêu gọi phải nói tiên tri lại vang lên. Sứ điệp Chúa sắp tái lâm và giờ phán xét của Ngài đã đến (Khải huyền 14:7) phải được rao truyền cho toàn thế giới. Chưa bao giờ có một phong trào lớn mạnh như thế trong lịch sử Cơ Đốc giáo. Trong Ma-thi-ơ 24:14, Đức Chúa Giê-su phán, “Tin lành này về nước Đức Chúa Trời sẽ được giảng ra khắp đất, để làm chứng cho muôn dân, bấy giờ sự cuối cùng sẽ đến.” Tin mừng này đang được rao giảng khắp thế giới và ngày cuối cùng sắp đến!

TÓM LƯỢC

1) Đức Chúa Trời đã khải thị thời kỳ tiên tri dài nhất và vĩ đại nhất trong Đa-ni-ên 8 và 9. Đó là thời kỳ ân điển cho dân Do Thái, thời kỳ Chúa chịu phép báp-têm và chịu chết cho chúng ta, sự phán xét và sự làm sạch đền thánh. Những biến cố này liên quan đến chúng ta là những người sống trong thời kỳ cuối cùng.

2) Đức Chúa Trời đã dấy lên phong trào Chúa trở lại vài thế kỷ thứ 19 để rao truyền sứ điệp vĩ đại này hầu sửa soạn thế gian sẵn sàng cho ngày Chúa phục lâm.

QUYẾT ĐỊNH

  • Tôi muốn tham gia vào việc rao truyền sứ điệp phục lâm trọng đại mà Chúa đã giao phó cho hội thánh cuối cùng.

Nghiên cứu sách Đa-ni-ên

Kiểm Tra 15

1) Thời kỳ tiên tri nào dài nhất trong Kinh Thánh?

________________________________________________

2) Thời gian cần thiết để xây lại thành Giê-ru-sa-lem là bao lâu?

________________________________________________

3) Việc gì xảy ra cho Đấng Mê-si ở giữa tuần lễ?

________________________________________________

4) Năm nào thì lời tiên tri về 2300 năm chấm dứt?

________________________________________________

5) Khi 2300 năm đã mãn, việc gì xảy ra dưới đất vào năm 1844?

________________________________________________

Tải về bài học (pdf) theo liên kết sau đây:

Bai 15 – Thoi Ky Tien Tri Dai Nhat

Tải về file trắc nghiệm (pdf) theo liên kết sau đây:

Trac Nghiem 15 – Danien

Check Also

Cứu Cấp

Vào tháng Giêng năm 2010, Wesley Autrey đang chờ đợi chiếc xe điện ngầm ở …

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *